Thứ bảy 26/07/2025 08:32
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Tháo gỡ rào cản pháp lý để văn hóa Thủ đô phát triển

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn.          Ảnh: Phạm Hùng
PGS. TS Bùi Hoài Sơn. Ảnh: Phạm Hùng

Để văn hóa Thủ đô trở thành ngọn hải đăng dẫn dắt

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV cho biết, văn hóa là chính sách trọng tâm, điểm nhấn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này. Chúng ta tự hào Hà Nội ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa tiêu biểu của con người Việt Nam. Hà Nội đặc biệt quan tâm về văn hóa, đây là thế mạnh của Thủ đô và Hà Nội phải có sự điều tiết, dẫn dắt văn hóa của đất nước. Khi xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta cần có những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để làm nổi bật hơn những đặc trưng này, để văn hóa Thủ đô trở thành ngọn hải đăng dẫn dắt, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã ban hành nhiều Nghị quyết về văn hóa, trong đó nhấn mạnh xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Đặc biệt, Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa. Quốc hội vừa thảo luận về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh rằng, chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển văn hóa phải nhấn mạnh đến công nghiệp văn hóa, Hà Nội chúng ta đã đi tiên phong trong lĩnh vực này. Trên thực tế, những quan điểm chỉ đạo của Hà Nội về văn hóa đã giúp lĩnh vực này gặt hái được nhiều thành quả. Hà Nội đã tham gia vào thành viên mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2019, tham gia vào các không gian sáng tạo, các sự kiện công nghiệp văn hóa... Những điều đó chứng minh sự quan tâm của Thành ủy, UBND đối với văn hóa, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa…

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết thêm, Luật Thủ đô (sửa đổi) của chúng ta rất đặc biệt vì chỉ Hà Nội có luật riêng. TP Hồ Chí Minh hay những địa phương khác chỉ có Nghị quyết đặc thù. Trong đó, Luật Thủ đô năm 2012 được ban hành có khá nhiều điều khoản chung chung và có nhiều lý do chúng ta phải sửa đổi. Khi sửa đổi lần này, chúng ta mong muốn phân cấp phân quyền nhiều hơn cho Thủ đô, có những cơ chế, chính sách vượt trội nhiều hơn cho Thủ đô.

Gần 1.000 người diễu hành, biểu diễn áo dài trên phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội, năm 2023.  Ảnh: Khánh Huy
Gần 1.000 người diễu hành, biểu diễn áo dài trên phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội, năm 2023. Ảnh: Khánh Huy

Nhiều điểm mới cho lĩnh vực văn hóa thể thao

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới, tiến bộ. Chúng ta dành riêng Điều 21 trong dự thảo Luật cho lĩnh vực văn hóa thể thao. Không chỉ Điều 21, chúng ta còn thấy ở trong Điều 39, 41, 43 có những ưu đãi về văn hóa thể thao. Điều này thể hiện Hà Nội quan tâm đến nhiều hơn các vấn đề văn hóa, và mong muốn cụ thể hóa các điều khoản văn hóa, trên cơ sở đó tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển văn hóa trong thực tiễn.

Cụ thể như, trong Điều 39 về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Điều 41 về quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng, cũng đưa vấn đề văn hóa vào. Trên thực tế những vấn đề đang đặt ra với các thiết chế văn hóa Hà Nội, như bảo tàng, thư viện... đang có những vướng mắc về quản lý tài sản công. Cụ thể, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, hiện có nhiều quy định khiến cho nhiều đơn vị có tiềm năng nhưng bị bó buộc, không thóat khỏi "vòng kim cô" của luật pháp. Hay như quy định về ưu đãi đầu tư trong Điều 43, chúng ta sẽ có những ưu đãi dành cho những lĩnh vực đột phá, không chỉ cho Thủ đô mà còn cả nước. Như trong lĩnh vực văn hóa, trong Luật Đầu tư chỉ quan tâm đến một vài lĩnh vực, thì lần này, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta mở rộng cho cả 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa. Chúng ta cố gắng tháo gỡ các rào cản pháp lý để từ đó phát triển văn hóa. Từ phát triển văn hóa lan tỏa đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Chúng ta đã chứng kiến những hiệu quả kinh tế xã hội đến từ lĩnh vực văn hóa rất nhiều trong thời gian qua. Như sự kiện Black Pink biểu diễn tại Hà Nội đã lan tỏa, ước tính đem về 600 tỷ đồng cho Hà Nội vào năm ngoái; hay trường hợp Taylor Swift lưu diễn 6 đêm ở Singapore đã đem lại lợi nhuận hơn 8.000 tỷ đồng cho đất nước này.

Hà Nội có đầy đủ các lợi thế, nhưng chúng ta đang bị các rào cản pháp lý khiến chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng khi Luật được ban hành sẽ có những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới.

Tạo động lực đầu tàu trong cả nước về nghiên cứu khoa học
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): thu hút nhân tài từ kinh nghiệm quốc tế
Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024).
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Trần Văn Phúc vừa được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng thủ dân sự trong bối cảnh thiên tai phức tạp

Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng thủ dân sự trong bối cảnh thiên tai phức tạp

Chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động