Thứ năm 23/01/2025 06:05

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Gần 60 năm được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, khoa học và biện chứng, nhãn quan chính trị sắc bén, luôn gắn kết chặt chẽ lý luận với tổng kết thực tiễn, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật vào xây dựng, hoàn thiện lý luận, cương lĩnh của Đảng ta về phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Những dấu ấn đóng góp về tư tưởng, lý luận của Đồng chí được thể hiện qua đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tại các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng trong nhiều lĩnh vực, cũng như qua nhiều cuốn sách, tác phẩm của đồng chí được đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài đồng tình, ủng hộ, được giới nghiên cứu khoa học, lý luận và lãnh đạo của nhiều nước đánh giá cao.

Những tác phẩm này có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đường lối quân sự và chiến lược quốc phòng, về xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc,…

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh việc kế thừa, phát huy những thành quả đối ngoại của các giai đoạn trước và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng ta về đối ngoại từ nhiệm kỳ Đại hội XI đến nay có nhiều bước phát triển mới về tư duy, lý luận cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn đối ngoại của Đảng ta đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.

Có thể nói, nền ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nêu trong các bài viết, phát biểu về đối ngoại chính là sự phản ánh khái quát, trọn vẹn nhất những nội dung cốt lõi và xuyên suốt về triết lý, bản sắc, quan điểm, tư tưởng, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ cơ bản và phương thức triển khai của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa, cốt cách dân tộc Việt Nam được tôi luyện qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh vào điều kiện phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Bản sắc đó là “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, kiên định nguyên tắc, nhưng sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt về sách lược; đoàn kết, nhân ái nhưng luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Một điều đặc biệt trong nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng là, lần đầu tiên trong lịch sử đối ngoại Việt Nam, Đảng ta tổ chức Hội nghị đối ngoại toàn quốc và Người đứng đầu Đảng ta viết một cuốn sách riêng về công tác đối ngoại “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam, thể hiện sâu đậm tầm vóc trí tuệ của đồng chí Tổng Bí thư đóng góp vào phát triển tư duy, lý luận và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng ta.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã đạt “nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng với tập thể Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong chỉ đạo các vấn đề đối ngoại quan trọng, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, đánh giá, dự báo sát và đúng tình hình, "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế", để linh hoạt "biết cương, biết nhu", "biết tiến, biết thoái" trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia- dân tộc.

Một trong những “di sản” đối ngoại mang dấu ấn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là việc chúng ta không chỉ giữ vững “trong ấm, ngoài êm” để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế đang trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, mà còn nâng lên tầm cao mới với chất lượng mới, nội hàm chiến lược mới, độ tin cậy chính trị cao hơn và hợp tác thực chất, hiệu quả hơn trong quan hệ với các nước láng giềng, các cường quốc hàng đầu, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống cũng như uy tín, vị thế mới của Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương. Những thành tựu này đã góp phần khẳng định, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[1].

Trực tiếp tham gia các hoạt động đối ngoại cấp cao của Đảng, Nhà nước ta, đồng chí Tổng Bí thư luôn để lại cho các đối tác, bạn bè quốc tế ấn tượng tốt đẹp về một nước Việt Nam phát triển năng động, giàu văn hiến, hòa hiếu, đề cao chính nghĩa, lẽ phải, tôn trọng luật pháp quốc tế, ứng xử có lý, có tình, là bạn bè thủy chung, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; về hình ảnh một nhà lãnh đạo có uy tín lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy sắc bén, ứng xử mẫu mực, tinh tế, chân thành, gần gũi và giản dị.

Với ngành Ngoại giao, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và nhiều tình cảm đặc biệt. Bên cạnh Hội nghị đối ngoại toàn quốc (tháng 12/2021), đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 6 lần dự và phát biểu chỉ đạo tại các Hội nghị Ngoại giao, trong đó 5 lần dự trên cương vị Tổng Bí thư. Nội dung phát biểu của đồng chí tại các Hội nghị này đã chỉ đạo toàn diện, sâu sắc công tác đối ngoại, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong triển khai đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, đồng thời gợi mở nhiều chủ trương, định hướng chiến lược về xây dựng, phát triển ngành Ngoại giao theo hướng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp. Đồng chí đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại, ngoại giao toàn diện về phẩm chất, bản lĩnh, đạo đức và trình độ, chuyên môn.

Cán bộ đối ngoại, ngoại giao vinh dự được tháp tùng, phục vụ đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, bên cạnh trực tiếp lĩnh hội các chỉ đạo về đối ngoại của đồng chí, luôn cảm nhận rõ tình cảm ấm áp, gần gũi, chia sẻ và động viên của Người đứng đầu Đảng không chỉ về công việc mà cả cuộc sống, nhất là với những cán bộ ngoại giao đang công tác xa Tổ quốc và quê hương. Đội ngũ cán bộ trong ngành Ngoại giao mãi ghi nhớ và thấm nhuần lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “một nhà ngoại giao, một nhà hoạt động đối ngoại giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia - dân tộc, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động”, “luôn luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là Nhân dân”[2].

Cá nhân tôi có vinh dự được tham gia phục vụ nhiều hoạt động đối ngoại cấp cao của đồng chí Tổng Bí thư cũng như một số dịp được trực tiếp báo cáo đồng chí về công tác đối ngoại. Cũng như nhiều cán bộ đã từng làm việc, tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cảm nhận rõ từ đồng chí một nhà lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm, nhiệt huyết cách mạng, đạo đức trong sáng; rất kiên định nguyên tắc, nhưng rất sáng tạo, mềm dẻo; rất thông tuệ, uyên bác cả về lý luận và thực tiễn, có phương pháp khoa học, nhưng mộc mạc, khiêm nhường, lắng nghe, gần gũi, thân tình, lạc quan…

Có lẽ ẩn sâu trong đồng chí Nguyễn Phú Trọng là những phẩm chất tốt đẹp của bản sắc văn hóa và cốt cách con người Việt Nam, không ngừng tu dưỡng làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ý chí quật cường nhưng hòa hiếu, trọng tình, trọng nghĩa, đề cao đồng thuận, đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân và đoàn kết quốc tế, tất cả là bạn bè, là đối tác vì một thế giới hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên phẩm chất, nhân cách của một nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta, được bạn bè quốc tế trân quý.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa cùng các bậc tiền bối cách mạng, nhưng di sản đồng chí để lại vô cùng quý giá đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Dưới ánh sáng đường lối đối ngoại của Đảng và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy thành tựu đối ngoại của đất nước, noi theo tấm gương đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn ngành Ngoại giao nỗ lực hết sức mình phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại, ra sức phấn đấu, rèn luyện để tiếp tục đóng góp xứng đáng vào đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr.104.

[2] Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc, ngày 14/12/2021.

Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động