Thứ tư 23/07/2025 07:24

Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.
Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt các dự án thành phần được Quốc hội phân cấp làm cơ quan chủ quản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Nghị quyết nêu rõ: Nhóm dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Chủ tịch UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án.

Nhóm dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị): Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần đường song hành. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị).

Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) để trình Bộ Xây dựng thẩm định. Trên cơ sở báo cáo thẩm định Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh quyết định phê duyệt dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn.

Bộ Xây dựng giao cơ quan chuyên môn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn các tỉnh: Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.

Dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư: UBND thành phố Hà Nội tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với dự án thành phần 3 do UBND thành phố Hà Nội xây dựng. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.

Việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công trong dự án thành phần 3 được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Nghị quyết nêu rõ: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến các dự án thành phần bằng nguồn vốn đầu tư công trong 02 năm 2022 và 2023. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chính phủ cho phép UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Đồng thời, Chính phủ cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình đối với các dự án thành phần thuộc phạm vi quản lý; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nước.

Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền theo các quy định hiện hành trong tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Đồng thời, kiểm tra, rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành liên quan đến Dự án để kịp thời điều chỉnh theo quy định hiện hành, đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư của Dự án.

Chính phủ yêu cầu 3 địa phương trên chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội; điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần theo thẩm quyền của người quyết định đầu tư trong trường hợp không làm tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó. Trường hợp tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần, giao cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó.

UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án thành phần trên địa phận từng địa phương và dự án thành phần 3.

UBND các tỉnh, thành phoosL Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/1/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, bảo đảm khởi công trước 30/6/2023.

Dự án Vành đai 4: Động lực lớn cho phát triển Thủ đô
Hà Nội cam kết nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện Dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô
Gần 86.000 tỷ đồng đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Cần lưu ý gì khi đầu tư bất động sản quanh vành đai 4 Vùng Thủ đô?
Hà Nội xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Thành lập Đảng bộ Báo Đại Đoàn Kết theo mô hình mới của MTTQ Việt Nam

Thành lập Đảng bộ Báo Đại Đoàn Kết theo mô hình mới của MTTQ Việt Nam

Chiều 22/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đảng trực thuộc.
Hà Nội hoãn lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp giữa năm 2025

Hà Nội hoãn lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp giữa năm 2025

Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã ra thông báo chính thức về việc hoãn buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của Tổ đại biểu số 25, gồm các địa phương: Đan Phượng, Ô Diên và Liên Minh.
Danh mục công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

Danh mục công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

Tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1) (thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024).
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động