Thứ sáu 24/01/2025 07:20

Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hỏi: Tôi được biết, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2584/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2021. Vậy, xin quý báo cho biết cụ thể về Quyết định này?

(Trần Mai Anh, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Ngày 25-12-2020, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2584/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chính sách Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2021.

Mục tiêu kế hoạch bảo đảm 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về TGPL khi có yêu cầu.

Yêu cầu kế hoạch bám sát nội dung chính sách TGPL cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo QĐ số 1190/QĐ-TTg; Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật ban hành kèm theo QĐ số 1100/QĐ-TTg; Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW.

Cụ thể, Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước): thực hiện vụ việc TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính bảo đảm 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý khi có nhu cầu;

Tiếp theo, cung cấp danh sách người thực hiện TGPL và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu TGPL và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm TGPL Nhà nước khi họ có yêu cầu TGPL.

Trong đó nâng cao nhận thức về TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật;

Lồng ghép việc truyền thông về hoạt động TGPL và quyền được TGPL cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật, chú trọng những nơi có nhiều người khuyết tật, đặc biệt trẻ em là người khuyết tật; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông…

Bộ Tư pháp giao cho Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi cả nước.

Đ.P
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động