Thứ tư 16/04/2025 20:15
Áo dài người Hà Nội:

Từ “Đại sứ văn hóa” dần trở thành “Đại sứ du lịch”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Áo dài không chỉ là trang phục tuyền thống của người phụ nữ Việt Nam, mà đó còn là một biểu tượng trường tồn theo năm tháng của đất nước. Đối với phụ nữ Hà Nội, những người phụ nữ thướt tha duyên dáng trong tà áo dài luôn là hình ảnh biểu tượng cho sự thanh lịch của người phụ nữ nơi đây.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 được tổ chức tại không gian khu vực tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Khánh Huy
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 được tổ chức tại không gian khu vực tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Khánh Huy

Trong lời ca tiếng hát từ thuở xưa, chưa bao giờ chiếc áo dài vắng bóng trên đường phố Hà Nội. Vào những ngày cuối thu đầu đông thời tiết đẹp và chiều lòng người như thế này, phụ nữ Hà Nội lại xúng xính, khoe sắc với muôn vẻ áo dài. Khắp các con phố từ Hồ Gươm, quanh phố Phan Đình Phùng, Phùng Hưng, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến các vườn hoa cúc họa mi, những bóng hồng duyên dáng trong tà áo dài luôn là một nét đẹp cuốn hút rất riêng của phụ nữ Hà thành mà hiếm có nơi nào có được. Thành phố những ngày này trở nên đẹp hơn, đáng yêu, đáng sống, đa sắc hơn bao giờ hết.

Thật vui và tự hào khi áo dài giờ đây trở thành đồng phục trong nhiều môi trường làm việc và học tập thường ngày ở các công sở, cơ quan, trường học tại Hà Nội. Không chỉ đẹp, mà mỗi người phụ nữ mặc trên mình tà áo dài còn như được tôn lên niềm tự hào, được tôn vinh thêm vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng của người con gái Hà Nội, người con gái Việt Nam.

Những câu ca trong bài "Em trong mắt tôi" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường càng thấy được tình yêu với tà áo dài truyền thống.

“Em đẹp không cần son phấn

Xinh... thật xinh... thật xinh,

rất hiền

Không quần jeans, giày cao gót

Em chọn riêng mình em áo dài duyên dáng”…

Chiếc áo dài xưa có độ dài vừa phải, không lê thê quệt gót mà cũng không ngắn đến quá đầu gối. Eo áo rộng nhưng cũng tạo dáng thắt đáy lưng ong. Vai tròn, ngực tròn dù bên trong chỉ mặc áo yếm. Áo dài xưa thường có màu trắng hoặc màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, tím nhạt, tuyền đen, vàng mơ mặc với quần đen hoặc trắng, ống quần không quá rộng...". Chất liệu chủ yếu bằng lụa là.

Trong vòng 100 năm qua, chiếc áo dài Việt Nam đã trải nhiều biến đổi, thăng trầm. Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ đến năm 1935, họa sĩ Lê Phổ là người đầu tiên cách tân chiếc áo dài Việt Nam. Ông vẫn giữ phong cách của áo dài cổ điển nhưng tiện dụng và tân thời hơn với áo dài được may ôm hơn, cổ thấp hơn, chiều dài áo ngắn hơn một đoạn.

Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã qua những giai đoạn biến thiên và phát triển, những mãi là nét đẹp trường tồn theo năm tháng của người phụ nữ. Thông qua những dịp lễ, Tết, các sự kiện lớn của Thủ đô, hình ảnh, nét đẹp tà áo dài được lan tỏa khắp bạn bè năm châu và là niềm tự hào dân tộc.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội được tổ chức từ năm 2016 tới nay, đã trở thành sự kiện mang tính thương hiệu của Thủ đô mỗi dịp thu về. Chiếc áo dài từ “Đại sứ văn hóa” dần trở thành “Đại sứ du lịch”, một sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội.

Đây là hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà áo dài truyền thống của dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, làm nguồn sáng tạo truyền cảm hứng đến thế hệ trẻ về văn hóa truyền thống, tính tự tôn dân tộc.

Trong khuôn khổ lễ hội có chương trình biểu diễn nghệ thuật, đồng diễn và diễu hành áo dài của Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội với sự tham gia của 1.000 người đến từ các cơ quan, đơn vị, DN và Nhân dân, trong đó có đại diện của khoảng 50 gia đình tiêu biểu của Hà Nội đã thực sự trở thành điểm nhấn góp phần tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chiếc áo dài sẽ từ “Đại sứ văn hóa” đang dần trở thành “Đại sứ du lịch”, một sản phẩm du lịch đặc trưng và là niềm kiêu hãnh của con gái Hà thành.

Gần 1.000 người đồng diễn áo dài trên phố đi bộ Hồ Gươm
Bữa tiệc áo dài Việt trên phố
Xuân Mai
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 1513/ BVHTTDL-VHCSGĐTV về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30/6, mang chủ đề truyền thông “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!
Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Trong mắt con cái, cụ Ngô Tất Tố là người cha nghiêm khắc, thức thời, luôn dạy các con sống đẹp và đi theo cách mạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động