Thứ năm 23/01/2025 06:25

Văn khấn ngày rằm hàng tháng ngắn gọn, đầy đủ và chuẩn nhất

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Vào ngày ngày rằm hàng tháng, các gia đình Việt thường sửa biện hương hoa, lễ vật làm lễ cúng thần linh và tổ tiên để cầu một tháng mới may mắn, tốt lành.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong quan niệm tâm linh của người Việt thì mùng 1 âm lịch mỗi tháng gọi là ngày Sóc (tức là lúc bắt đầu và kết thúc). Còn ngày rằm (ngày 15) âm lịch gọi là ngày Vọng (tức là nhìn xa trông rộng). Theo quan niệm của thế hệ xưa thì vào hai ngày này, mặt trăng và mặt trời sẽ đối xứng nhau để mở ra một đường thông suốt cùng soi sáng mọi vật. Con người vào ngày rằm sẽ gột rửa mọi dơ bẩn đen tối trong tâm để trở nên trong sáng, đẹp đẽ như được đầu thai.

Mặt khác, người xưa cho rằng thời điểm mặt trăng và mặt trời thông suốt thì thần thánh và tổ tiên sẽ đáp ứng được ước nguyện của người trần thế. Cho nên người Việt ta coi ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch mỗi tháng là thời điểm đẹp nhất để thờ cúng gia tiên và cầu mong sự an lành, sức khoẻ và tài lộc.

Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm hàng tháng chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo.

Bài cúng thần linh ngày rằm:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Bài cúng gia tiên ngày rằm:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển Khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày… gặp tiết… (ngày rằm, mùng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật! (3 lạy).

Lễ vật cúng ngày rằm hàng tháng

Thời gian làm lễ cúng ngày rằm có thể được thực hiện 14 Âm lịch tùy vào điều kiện và thời gian của mỗi gia đình. Một số lễ vật có mâm lễ cúng chay gồm có:

– Hoa tươi (Thường là hoa cúc vàng, hoa hồng, hao sen,…)

– Hương, trầm (Lưu ý chọn loại hương không bụi)

– Bánh kẹo

– Trầu, cau, vôi

– Nước

– Hoa quả (nên chọn các loại quả to để dễ bày biện)

Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ cúng mặn gồm có: thịt lợn, nem, rượu, nước ngọt…Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lễ khác nhau nhưng quan trọng là gia chủ nhất tâm.

Những điều cần làm trong ngày rằm nên làm gì để có nhiều may mắn

– Cúng tịnh tâm và trang hoàng nhà cửa: Trong ngày Rằm bạn có thể cúng tịnh tâm và trang hoàng nhà cửa với hoa, lá, quả, đèn, nến, v.v. Điều này giúp cho nhà cửa luôn tươi mới và có sức sống mới, tạo ra sự chào đón tốt lành đối với các phúc lộc.

– Tặng quà cho người thân và bạn bè: Ngày Rằm được xem là ngày thích hợp để tặng quà cho người thân và bạn bè. Điều này không những tạo ra niềm vui mà còn mang tới nhiều tài lộc và hạnh phúc mà còn góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp hơn trong xã hội.

– Thực hiện các hoạt động tâm linh: Ngoài các lưu ý trên, vào ngày Rằm còn có thể thực hiện các hoạt động tâm linh như tịnh thất, lễ bái, lễ cầu an, cúng bái Thần Tài, Thần Tài Bạch Đế, v.v… Những hoạt động này giúp tạo sự bình an, đón nhận nhiều phúc lộc và đẩy xa

– Khuyên góp, ủng hộ từ thiện: Việc ủng hộ từ thiện vào ngày Rằm sẽ giúp đem tới niềm vui và may mắn cho bản thân mình cũng như giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

– Thăm viếng đền chùa: Tham quan đền chùa và thắp nhang vào ngày Rằm sẽ giúp gia tăng sự gắn kết với những vị thần và đem lại tài lộc cho gia đình.

– Ăn chay: Ăn chay vào ngày Rằm sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh và cải thiện sức khoẻ.

– Thiền niệm, suy ngẫm: Ngày rằm là ngày lý tưởng để trút bỏ những ý nghĩ xấu và tìm sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó, bạn sẽ tạo ra niềm tự tin, năng lượng và sự cân bằng trong tâm hồn.

Văn khấn gia tiên và thần linh lễ Vu Lan năm 2024 theo truyền thống Việt Nam
Văn khấn mồng 1 tháng 8 âm lịch năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam
Văn khấn rằm tháng 8 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam
T.Quang (t/h)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Hoàn Kiếm: “Xuân đầm ấm - Tết yêu thương” năm 2025

Ngày 22/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình tặng quà gia đình người có công, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ.
Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Tổng kết phong trào thanh thiếu nhi quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sáng 21/1, Ban Thường vụ Quận đoàn - Thường trực Hội Liên hiệp thanh niên quận Hoàn Kiếm (TP hà Nội) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hướng dẫn liên quan đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú

Hướng dẫn liên quan đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú

Khi chuyển quyền sở hữu xe hoặc chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác (sau đây gọi chung là di chuyển nguyên chủ), chủ xe phải làm thủ tục thu hồi tại cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó
Kỳ 2: Sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi

Kỳ 2: Sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi

Mục tiêu cuối cùng cũng vì sự an toàn, bình yên của người tham gia giao thông là trên hết, do đó, không có lý do gì người dân không đồng tình ủng hộ những quy định mới của Nghị định 168.
Hà Nội: thành lập Đoàn Kiểm tra công vụ và tiến hành kiểm tra công vụ năm 2025

Hà Nội: thành lập Đoàn Kiểm tra công vụ và tiến hành kiểm tra công vụ năm 2025

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 387/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn Kiểm tra công vụ và tiến hành kiểm tra công vụ năm 2025. Việc kiểm tra được thực hiện từ ngày ban hành Quyết định đến hết ngày 31/12/2025.
Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 22/1: Bắc Bộ trời rét về đêm và sáng sớm; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/1.
Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 21/1: ngày nắng ở cả ba miền; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 21/1.
Dự báo thời tiết 20/1: miền Bắc trưa chiều có nắng, trời rét; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 20/1: miền Bắc trưa chiều có nắng, trời rét; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 20/1.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.
Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trường THCS & THPT Hồng Hà: Gần 30 năm dựng xây nền giáo dục tiên phong

Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Hồng Hà đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường tiêu biểu, dẫn đầu trong công tác đào tạo chất lượng giáo dục. Song hành cùng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, những thành tựu nổi bật của trong các lĩnh vực học thuật và công tác từ thiện cũng nhận được sự quan tâm, chú trọng từ Ban lãnh đạo nhà trường, thể hiện rõ cam kết đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và cộng đồng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động