Vấn nạn mua bán giấy tờ giả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Vừa qua, CA quận Hà Đông đã triệt phá ổ nhóm tội phạm chuyên làm giấy tờ giả. Theo CQCA cho biết, rất nhiều con dấu, giấy tờ của nhiều cơ quan tổ chức Nhà nước như các trường ĐH, các ngân hàng, cơ quan đăng kiểm, thậm chí là cả CQCA đã bị làm giả rất tinh vi. Ổ nhóm chuyên làm giấy tờ giả này cũng khai nhận, từ tháng 10/2021 đến nay, các đối tượng đã thu lợi bất chính số tiền lên tới hơn 500 triệu đồng. Các loại văn bằng giấy tờ giả được rao bán công khai trên mạng xã hội và qua tin nhắn điện thoại với giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, sổ đỏ giả có giá 2 triệu đồng.
Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân của vấn nạn làm giấy tờ giả xuất phát từ việc ngày càng có nhiều người không muốn mất thời gian cho việc học mà có thể dễ dàng nhận được tấm bằng ĐH, bằng Thạc sĩ, CĐ, hay các chứng chỉ hành nghề. CQCA cũng đã đưa ra khuyến cáo, thủ đoạn của đối tượng sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để lừa đảo thường là rao bán hay thế chấp đất và các tài sản liên quan với giá rẻ hơn nhiều so với giá trị thực. Do đó, người dân phải hết sức cảnh giác đừng vì hám lợi mà rơi vào bẫy đối tượng lừa đảo.
Theo tôi, hành vi của làm giả giấy tờ là đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội, tác động tiêu cực đến việc bảo đảm an toàn pháp lý trong giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính. Mỗi người dân cũng như công chức tiếp nhận hồ sơ cần phải có những kiến thức nhất định để có cơ sở nhận biết thời điểm cấp, đặc điểm riêng của từng loại giấy, hình con dấu, người có thẩm quyền ký giấy.
Người dân chúng tôi mong rằng, các Cơ quan chức năng quyết liệt đấu tranh với tội phạm làm giấy tờ giả, đồng thời, xử lý nghiêm đối với cả những người sử dụng các loại giấy tờ giả mà các đối tượng này cung cấp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại