Thứ năm 23/01/2025 06:12

Vụ video “Quả báo Làng Nủ Lào Cai” gây phẫn nộ: có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước vụ việc người đăng video có tựa đề “Quả báo Làng Nủ Lào Cai”, luật sư cho rằng, đây là hành vi phản cảm, tạo tâm lý hoang mang trong dư luận, cần phải bị xử lý nghiêm.
Ngoài video xuyên tạc nội dung về Làng Nủ gây bức xúc, kênh
Ngoài video xuyên tạc nội dung về Làng Nủ gây bức xúc, kênh "Những bài học nhỏ" cũng đăng tải nhiều video có tựa đề gây sốc, kém văn minh dù là kênh dành cho trẻ em (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi kênh Youtube "Những bài học nhỏ" đăng video "Quả báo Làng Nủ Lào Cai" bị dư luận phát hiện và bày tỏ sự phẫn nộ, CA quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) làm việc với đại diện kênh YouTube này.

Ngay sau đó, vào tối 18/9, Công ty Cổ phần Truyền thông SUNRISE (Sunrise Media, chủ kênh kênh Youtube "Những bài học nhỏ") đã lên tiếng thừa nhận sai sót trong quá trình hoạt động, tạo dư luận tiêu cực và gây hoang mang trong cộng đồng liên quan đến vụ sạt lở tại Làng Nủ, Lào Cai.

Công ty này cho biết, ngay khi phát hiện sự việc, đơn vị đã rà soát và tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý và khắc phục sai phạm. Đồng thời, công ty đã tiến hành nghiêm túc kiểm điểm các bộ phận, cá nhân liên quan, đặc biệt là chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên phụ trách Phòng YouTube. "Công ty Cổ phần Truyền thông SUNRISE xin gửi lời xin lỗi chân thành đến cộng đồng, đặc biệt là bà con vùng lũ Làng Nủ, Lào Cai, về những sai sót này" - lãnh đạo công ty này lên tiếng.

Qua sự việc trên, dư luận cho rằng cần có những chế tài nặng để đơn vị này, không để tiếp tục xảy ra sai phạm tương tự, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 99, Nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân.

Ngoài ra, người vi phạm còn buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật. Trường hợp đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vu khống” với mức phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Ngoài ra, trường hợp có hành vi bịa đặt, hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội “Vu khống” theo Điều 156, Bộ luật Hình sự năm 2015. Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội sẽ là tình tiết định khung tăng nặng theo khoản 2 Điều này, với khung hình phạt từ 1 năm đến 3 năm.

Luật sư Đinh Thị Nguyên cũng cho biết thêm, nếu người đăng tải nội dung lên mạng xã hội có hành vi tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, ... thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự với khung hình phạt 5 năm đến 12 năm; phạm tội trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng được quy định tại khoản 1 Điều 8, Luật An ninh mạng 2018, cụ thể gồm: các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng; tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội...

Trước đó, tối 16/9, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về một video hoạt hình có tựa đề "Quả báo Làng Nủ Lào Cai" khiến nhiều người phẫn nộ. Video này dài khoảng 42 phút 15 giây và nội dung là một câu chuyện hoàn toàn không liên quan tới thôn Làng Nủ mà kể về câu chuyện một con hổ về làng tàn phá và quấy nhiễu người dân.

Theo tìm hiểu, video này xuất phát từ kênh YouTube "Những bài học nhỏ" với hơn 324.000 người đăng ký và mỗi video trên kênh này đều đạt vài chục ngàn lượt xem. Việc lợi dụng nỗi đau của đồng bào miền Bắc để giật tít câu like, câu tương tác khiến kênh YouTube này nhận về "làn sóng" chỉ trích dữ dội.

Đối tượng đào mộ, lấy trộm hài cốt đòi tiền chuộc sẽ bị xử lý ra sao?
Thông tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động