Thứ bảy 19/04/2025 08:36

Xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là rất cần thiết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 20/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đồng thuận cao sự cần thiết ban hành luật, nhiều đại biểu đề nghị cần bổ sung các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là rất cần thiết
Các Đại biểu thảo luận tại Tổ sáng 20/6

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá dự thảo Luật đã quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp quy định của Hiến pháp, pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, do nội dung dự thảo Luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân và một số lực lượng khác có liên quan ở cơ sở, nên có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; bảo đảm chặt chẽ, khả thi khi áp dụng Luật.

Nhìn từ thực tế, việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là rất cần thiết:

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho biết, từ thực tiễn cho thấy các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự đều xảy ra ở cơ sở, cần được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, từ sớm, từ xa, nhằm hạn chế mức thấp nhất hậu quả đối với xã hội và mỗi người dân. Kể từ khi triển khai lực lượng công an chính quy đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm, gìn giữ an ninh trật tự.

Tuy nhiên, lực lượng công an chính quy hạn chế về số lượng. Một số địa bàn ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng, do đó khó có thể triển khai lực lượng này đến tận thôn, bản, tổ dân phố. Xuất phát từ thực tế này, đại biểu cho rằng, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là rất cần thiết. Ở đây được hiểu là lực lượng ở các thôn, bản, hiểu rõ văn hoá, phong tục, tập quán của khu vực sở tại và nắm vững tình hình ở cơ sở. Chính vì vậy, việc xây dựng và dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là rất cần thiết, với những lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan quy định tại Điều 1 dự thảo Luật. Đối với độ tuổi của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, dự thảo Luật quy định, công dân việt nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, có đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, lý lịch, trình độ văn hóa, tự nguyện có đơn đề nghị tham gia thì được xem xét, tuyển chọn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Do vậy, đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định giới hạn độ tuổi đối với cả nam và nữ là không quá 65 tuổi, quy định tại khoản 1, Điều 4 dự thảo Luật, với lý do: các đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm gây rối an ninh trật tự ngày càng manh động, nguy hiểm.

Điều 2 dự thảo Luật Quy định vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đại biểu đề nghị điều chỉnh theo hướng: lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng, tự nguyện của nhân dân, được tuyển chọn tham gia tổ bảo vệ an ninh, trật tự, làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản về an ninh, trật tự tại xã, phường, thị trấn và là lực lượng có chức năng tham gia phối hợp, hỗ trợ lực lượng công an chính quy, chính quyền địa phương và Nhân dân trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc; tổ dân phố, khu phố…

Cơ quan soạn thảo quy định cần cân nhắc quy định bố trí số lượng cụ thể đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ở mỗi tổ tại khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực bị chia cắt, khu vực nhạy cảm về an ninh chính trị… nhằm phù hợp với vị trí địa lý, quy mô dân số; đồng thời, có chế tài xử lý khi lực lượng này vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.

Nên giao cho Công an cấp xã chủ trì huy động lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở:

Thảo luận về tiêu chuẩn tuyển chọn hồ sơ tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc giữa việc tuyển chọn hay tổ chức bầu tổ viên, nếu đã tuyển chọn thì không bầu tổ viên, nếu đã bầu tổ viên thì nên bỏ từ tuyển chọn. Đại biểu nêu quan điểm, cần quy định theo hướng bầu tổ viên để phát huy tính dân chủ, bởi lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng, tự nguyện, tự quản, nếu được bầu thì sẽ dành được sự tín nhiệm của nhân dân.

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật nên bổ sung thêm 1 điều tại Chương I quy định về việc bầu tổ viên tham gia lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, không nên quy định tại thông tư, đồng thời giao trách nhiệm việc bầu tổ viên này cho Ủy ban nhân dân xã bố trí kinh phí, quyết định về thời gian bầu, thành viên tổ kiểm phiếu, quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bầu tổ viên.

Cùng với đó, về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và huy động lực lượng thực hiện bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các đại biểu bày tỏ nhất trí với nguyên tắc đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự chỉ huy, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Công an.

Có ý kiến cho rằng, quy định tại khoản 1 Điều 5 chỉ đơn thuần là cơ chế hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, chưa phản ánh đầy đủ nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp, cần giới hạn phạm vi phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, bởi phạm vi phối hợp trong dự thảo Luật còn quá rộng; đồng thời, đề nghị xác định rõ người trực tiếp chỉ huy; cơ chế quản lý, điều hành, tránh chung chung khó thực hiện.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở duy trì hoạt động thường xuyên, không chỉ huy động trong 03 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5, nhất là các nhiệm vụ thu thập, tổng hợp tình hình an ninh, tuyên truyền chính sách, pháp luật về an ninh trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị cân nhắc quy định Ủy ban nhân dân cấp xã huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (điểm a khoản 2), nên giao Công an cấp xã chủ trì huy động lực lượng này sẽ phù hợp hơn; đề nghị quy định cụ thể trường hợp cần thiết, trường hợp xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự; quy định điều kiện, quy mô, hình thức, phạm vi huy động để thống nhất với quy định của Luật Dân quân tự vệ, Luật Lực lượng dự bị động viên.

Bổ sung 3 Dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 Bổ sung 3 Dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Hà Nội: Tuyên truyền dự thảo chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Hà Nội: Tuyên truyền dự thảo chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Ngọc Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Trung tâm Phục vụ hành chính công TP trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian qua. Trung tâm đã có nhiều sáng kiến, giải pháp trong hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP, góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng của TP trong đánh giá chất lượng, phục vụ.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động