Thứ năm 23/01/2025 02:54

10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp Việt Nam năm 2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Tư pháp vừa công bố danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2024, đánh dấu một năm thành công với nhiều đổi mới quan trọng trong công tác pháp luật và tư pháp.
10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp Việt Nam năm 2024
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. (Ảnh: TTXVN)

1. Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Bộ Tư pháp

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, đưa ra những định hướng chiến lược cho ngành. Tổng Bí thư nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống pháp luật phải tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm” để khai thác mọi nguồn lực phát triển đất nước.

2. Đổi mới công tác xây dựng pháp luật

Năm 2024, Bộ Tư pháp đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc pháp lý do Thủ tướng làm Trưởng ban. Kết quả, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua 3 dự án luật sửa đổi, bổ sung 13 luật trong các lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư. Bộ cũng thẩm định 152 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, giúp khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

3. Phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp

Ngành Tư pháp tiếp tục khẳng định vị thế khi đội ngũ cán bộ được tin tưởng và tín nhiệm, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng và thực thi pháp luật.

4. Đứng đầu chỉ số cải cách hành chính

Bộ Tư pháp dẫn đầu Chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ (Par-index), khẳng định nỗ lực đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn ngành.

5. Thành tích kỷ lục trong thi hành án dân sự

Năm 2024, công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, tăng 71.511 vụ việc (11,23%) và thu hồi trên 80.188 tỷ đồng (48,51%). Đây là bước tiến lớn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, mang lại hiệu quả thực tế cho xã hội.

6. Tổ chức thành công Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật"

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Ngay sau sự kiện, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

7. Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Ngày 5/11/2024, Bộ Tư pháp công bố Bộ pháp điển Việt Nam – tập hợp toàn diện các quy định pháp luật hiện hành, được quản lý và khai thác miễn phí trên cổng thông tin pháp điển quốc gia (phapdien.moj.gov.vn).

8. Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Từ năm 2024, người dân trên toàn quốc có thể cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID. Đây là bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi số, giúp đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm thời gian.

9. Tăng cường xã hội hóa công tác bổ trợ tư pháp

Bộ Tư pháp hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản (có hiệu lực từ 1/1/2025) và Luật Công chứng (có hiệu lực từ 1/7/2025), thúc đẩy xã hội hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động bổ trợ tư pháp.

10. Cục Đăng ký quốc gia được vinh danh là đơn vị chuyển đổi số xuất sắc

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đạt 100% tỷ lệ số hóa và giải quyết trực tuyến các thủ tục hành chính. Hệ thống dữ liệu đã được kết nối với các nền tảng lớn như Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống đăng ký phương tiện giao thông của Bộ Công an, giúp tăng cường minh bạch và hiệu quả quản lý.

Ngành Tư pháp đạt nhiều kết quả nổi bật Ngành Tư pháp đạt nhiều kết quả nổi bật

Năm 2024, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng ...

Cao Kỳ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động