Công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng hiệu quả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung phát biểu tại cuộc họp về công tác hòa giải cơ sở. Ảnh: Bạch Dương |
Theo Sở Tư pháp TP Hà Nội, TP có nhiều mô hình hay trong công tác hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” ngày càng phát huy hiệu quả, gắn công tác hòa giải ở cơ sở với phương châm dân vận khéo và các mô hình tự quản cộng đồng tại địa phương. Đến nay, toàn TP có hơn 4.000 “Tổ hoà giải 5 tốt”. Hòa giải ở cơ sở gắn kết chặt chẽ với các phong trào, các cuộc vận động đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn thường xuyên về số lượng, đảm bảo về chất lượng.
Hoạt động quản lý Nhà nước về hòa giải tiếp tục được TP chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả giúp tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn nội bộ trong Nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.
Hàng năm, TP thực hiện việc cấp phát Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội của Báo Kinh tế & Đô thị miễn phí cho các tổ hòa giải cơ sở. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của chính quyền TP trong công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được UBND các cấp trên địa bàn TP quan tâm và đầu tư hơn.
Theo Trưởng phòng Tư pháp huyện Gia Lâm Trần Trung Tuyết, 100% tổ hòa giải trên địa bàn huyện được phát miễn phí Ấn phẩm Pháp luật & Xã hội theo chương trình của UBND TP. Năm 2024, huyện tiếp nhận 101 vụ hòa giải, đã hòa giải thành 96 vụ, đạt tỷ lệ 95,1 %. Kết quả thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Trưởng phòng Tư pháp quận Bắc Từ Liêm Hoàng Thị Thủy cho biết, để thực hiện tốt công tác hòa giải cơ sở, hàng năm quận đều có kế hoạch chi tiết, chỉ đạo UBND các phường triển khai thực hiện. Các tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn theo quy định. Đội ngũ hòa giải viên của quận được xây dựng từ nguồn tuyên truyền viên pháp luật, đều là những người nhiệt tình, tâm huyết, am hiểu pháp luật.
Cùng với đó, quận chú trong việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên thông qua tập huấn, hội nghị. Để đảm bảo cho các tổ hòa giải trên địa bàn quận nhận được đầy đủ Ấn phẩm Pháp luật & Xã hội, UBND quận đã yêu cầu UBND các phường theo dõi việc cấp phát ấn phẩm tới các tổ hòa giải trên địa bàn. Đồng thời, giao phòng Tư pháp kịp thời tổng hợp phản ánh của UBND các phường gửi Sở Tư pháp TP Hà Nội và Báo Kinh tế & Đô thị.
Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Sóc Sơn Dương Văn Thay cho hay: “Xác định vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, Đảng ủy, UBND, UBMTTQ huyện rất quan tâm đến công tác này, luôn coi việc khuyến khích, tăng cường công tác hòa giải là một chủ trương nhất quán trong quản lý Nhà nước tại địa phương, đảm bảo văn minh đô thị, trật tự an an toàn xã hội, phát huy tối đa khối đại đoàn kết toàn dân. Vì thế, huyện tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở…”.
Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung chia sẻ, hoạt động hòa giải cơ sở trên địa bàn quận đã đi vào nề nếp, thống nhất, chất lượng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ việc hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, đã hỗ trợ một phần không nhỏ cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc từ khi mới hình thành, tránh phát sinh thành điểm nóng và trở thành khiếu nại, tố cáo trong Nhân dân.
![]() | Kỳ cuối: Hòa giải ở cơ sở giữ đoàn kết nội bộ Nhân dân Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát ... |
![]() | Hòa giải viên chia sẻ bí quyết hòa giải ở cơ sở Tham gia công tác hòa giải cơ từ năm 2003 đến nay, bà Ngô Thị Sáp, hòa giải viên Tổ hòa giải tổ dân phố ... |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại