Ý thức chấp hành pháp luật của người dân là thước đo hiệu quả công tác tuyên truyền
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Phiên tòa giả định trong trường học là một trong những mô hình tuyên truyền pháp luật mang lại hiệu quả tại Hà Nội. Ảnh: Bạch Dương |
Cùng với đó, các hoạt động đối thoại về chính sách, pháp luật giữa cơ quan Nhà nước với người dân, DN hay các chương trình, chuyên mục, trò chơi tìm hiểu pháp luật trên sóng phát thanh - truyền hình, phổ biến pháp luật thông qua mạng xã hội… đã giúp người dân tiếp cận thông tin pháp luật nhanh chóng, tiện lợi.
Theo Bộ Tư pháp, năm 2024 các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 566.479 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 55 triệu lượt người; tổ chức 10.239 cuộc thi cho hơn 14 triệu lượt người dự thi; phát hơn 46 triệu tài liệu tuyên truyền, PBGDPL; các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam được triển khai đa dạng, phong phú.
Tại Hà Nội, triển khai công tác PBGDPL, UBND TP đã bám sát vào định hướng của cơ quan T.Ư, Thành ủy và tình hình thực tiễn của Hà Nội, trong đó tập trung PBGDPL các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật mới và tình hình thực tiễn quản lý Nhà nước: Luật Thủ đô; Luật Đất đai; Luật Đấu thầu; thủ tục hành chính toàn trình và các quy định pháp luật khác xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quản lý Nhà nước của TP nhằm triển khai hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP…
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, việc triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP đã bám sát vào văn bản chỉ đạo, các quy định pháp luật; thành viên Hội đồng và đội ngũ báo cáo viên thường xuyên được kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên được tổ chức thường xuyên, kịp thời đưa chính sách và quy định pháp luật mới ban hành vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, tổ chức, người dân trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật trên địa bàn TP.
Sở Tư pháp TP đã tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả PBGDPL cho thanh thiếu niên trên địa bàn TP”; định hướng chỉ đạo nhân rộng mô hình phiên tòa giả định tuyên truyền trong các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên.
TP tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền, bên cạnh hình thức truyền thống, nhiều mô hình mới, cách làm hay được ứng dụng, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL đã đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức và người dân trên địa bàn TP.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác PBGDPL và xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong cán bộ, Nhân dân theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030” và triển khai ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL T.Ư và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp trong hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác PBGDPL thuộc phạm vi quản lý; tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, quản lý Nhà nước về PBGDPL, trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, xây dựng, nhân rộng các cách thức, mô hình PBGDPL có hiệu quả; thực hiện đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo hướng lượng hóa kết quả đầu ra, ý thức chấp hành pháp luật của người dân là thước đo hiệu quả công tác PBGDPL.
Tuyên truyền về phòng chống bạo lực, xâm hại cho phụ nữ dân tộc thiểu số | |
Gần 600 học sinh ở huyện Thanh Trì sôi nổi tham gia Phiên tòa giả định |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại