Thứ năm 23/01/2025 06:14
Giải đáp chinh sách

5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc từ ngày 10/10/2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 10/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc từ ngày 10/10/2024
Ảnh minh họa.

Hỏi: Tôi được biết, Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. Xin quý báo cho biết quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc?

(Trần Nam Anh, quận Ba Đình, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của quý bạn đọc, xin trả lời như sau:

Ngày 10/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. Theo đó, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc được quy định:

Điều 9. Phí, mức phí sử dụng đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải

1. Phí sử dụng đường bộ cao tốc được xác định trên quãng đường thực tế phương tiện tham gia giao thông (km) và mức phí tương ứng với từng loại phương tiện (đồng/km).

2. Mức phí sử dụng đường bộ cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

3. Căn cứ mức phí quy định tại khoản 2 Điều này, mức phí áp dụng đối với từng tuyến, đoạn tuyến cao tốc được xác định cụ thể tại Đề án khai thác tài sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 10. Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc trong trường hợp cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc

1. Cơ quan quản lý thu mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để quản lý phí sử dụng đường bộ cao tốc gồm: Tài khoản phí chờ nộp ngân sách và tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

2. Phí sử dụng đường bộ cao tốc do trung ương quản lý nộp vào ngân sách trung ương, phí sử dụng đường bộ cao tốc do địa phương quản lý nộp vào ngân sách địa phương. Cơ quan quản lý thu được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu trước khi nộp vào ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ (%) để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, cụ thể:

a) Tỷ lệ để lại và việc quản lý, sử dụng đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Tỷ lệ để lại đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải là sáu phẩy năm phần trăm (6,5%) trên số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu được, trong đó: Không phẩy hai phần trăm (0,2%) để chi cho hoạt động quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của Cơ quan quản lý thu phí, thực hiện chi theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; sáu phẩy ba phần trăm (6,3%) để chi phí thuê dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và chi phí thuê đơn vị vận hành thu và các chi phí có liên quan phục vụ công tác thu phí, chi tiết tại Khoản 3 Điều này.

3. Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể như sau:

a) Chi phí cung cấp dịch vụ thu phí được xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị vận hành thu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan; toàn bộ số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thu được sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí (chi phí không quá sáu phẩy ba phần trăm (6,3%) trên tổng số phí thực thu), nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc Nhà nước…

b) Cơ quan quản lý thu xác định số tiền phí được trích lại để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; chuyển số tiền được trích còn lại (sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí) vào tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc Nhà nước; phần còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước trong thời gian không quá ngày 20 của tháng tiếp theo và chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành;

c) Số tiền đã chuyển vào tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí của cơ quan quản lý thu mở tại Kho bạc Nhà nước được sử dụng để chi chung cho các nhiệm vụ sau: thanh toán chi phí thuê đơn vị vận hành thu (nếu có) theo hợp đồng; thanh toán chi phí còn thiếu của hợp đồng thuê nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ (trong trường hợp số tiền được giữ lại theo hợp đồng thấp hơn chi phí thuê nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ); chi phí cho hoạt động quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của cơ quan quản lý thu phí…

Quy định mới về hoạt động trạm thu phí đường bộ Quy định mới về hoạt động trạm thu phí đường bộ

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.

Phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ thu theo mức nào? Phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ thu theo mức nào?

Theo đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) dự thảo Nghị định của Chính phủ ...

LS. Nguyễn Minh Long, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động