Thứ năm 23/01/2025 08:16

Bắc Từ Liêm: Tuyên truyền kiến thức pháp luật về phòng chống xâm hại, bạo lực học đường qua phiên tòa giả định

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
150 học sinh trường THCS Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã được được tiếp cận kiến thức pháp luật về phòng chống xâm hại, bạo lực học đường thông qua phiên toà giả định do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức. Chương trình là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch số 18/KH-BTV ngày 10/2/2023 của Hội LHPN Hà Nội về “Triển khai thực hiện Đề án Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2022-2026”.
Phiên toà giả định có tính giáo dục pháp luật rất cao đối với lứa tuổi vị thành niên. Ảnh: H. Nhung
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Hà Nội, phiên toà giả định có tính giáo dục pháp luật rất cao đối với lứa tuổi vị thành niên. Ảnh: H. Nhung

Theo phiên toà giả định, các bị cáo các Nguyễn Thị Thảo, Trần Văn Khang, Trần Ngọc Anh bị đưa ra xét xử về tội “Làm nhục người khác” theo điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Các cán bộ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Hà Nội, cán bộ Hội Phụ nữ phường Xuân Đỉnh quận Bắc Từ Liêm, giáo viên trường THCS Xuân Đỉnh đóng vai Viện kiểm sát, Luật sư, Hội thẩm Nhân dân.

Ba bị cáo do các học sinh trường THCS Xuân Đỉnh vào vai diễn. Hy vọng qua phiên tòa giả định hôm nay, sẽ góp phần trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết pháp luật cho các em học sinh.

Cáo trạng giả định cho thấy: Do xích mích, mâu thuẫn với nhau từ trước, và nghe tin bị Hà Anh nói xấu nên khoảng 3h chiều ngày 31/1/2023, bị cáo Nguyễn Thị Thảo, Trần Ngọc Anh đã rủ thêm Trần Văn Khang đến nhà Hà Anh để “nói chuyện”.

Đến nhà Hà Anh, các bị cáo được biết Hà Anh đang ngủ. Sau khi được vào nhà, bị cáo Thảo lấy chiếc gậy bằng nhựa ở cầu thang vào phòng Hà Anh và dùng gậy đánh vào đầu, tay phải và lưng của Hà Anh để gọi dậy. Hà Anh vùng dậy định chạy nhưng Thảo bảo Khang đè giữ tay Hà Anh lại, chất vấn Hà Anh về việc cướp người yêu đồng thời bảo Ngọc Anh quay video lại.

Thấy điện thoại của Hà Anh ở đầu giường, Thảo lấy và mở ra xem, lục tìm tin nhắn và thấy có ảnh khỏa thân nửa người của Hà Anh tự chụp nên đã gửi ảnh đó vào máy của Ngọc Anh rồi bỏ về. Tối cùng ngày, Thảo nhắn tin cho Ngọc Anh bảo đăng ảnh khoả thân của Hà Anh lên mạng để làm nhục. Ngọc Anh đã chuyển ảnh cho Thảo.

Sau đó, Thảo đã đăng ảnh, video của Hà Anh lên 3 trang mạng: Beat.vn; Hóng biến đường phố; với Bóc phốt con giáp 13 và nhờ Khang, Ngọc Anh chia sẻ, bình luận nhiều trên mạng để tăng tương tác khiến Hà Anh bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Video đăng tải lên mạng thu hút hơn 6.000 lượt chia sẻ.

Hành vi của bị cáo Nguyễn Thị Thảo, Trần Ngọc Anh, Trần Văn Khang đã phạm tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tại phiên toà giả định, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo cho biết, khi thực hiện việc quay video và tích cực chia sẻ video trên mạng, các bị cáo không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ nghĩ giúp bị cáo Thảo đánh ghen cho bõ tức.

Tại phiên toà giả định, Hội đồng xét xử đã giải thích cho các bị cáo rõ, hình ảnh cá nhân của một người là được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó. Đằng này, các bị cáo không những dùng gậy đánh bạn, dùng lời lẽ lăng nhục bạn mà còn quay video lại, tung ảnh nhạy cảm của bạn để bêu xấu, nhằm làm nhục bạn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn.

Các bị cáo đều đang ở độ tuổi rất trẻ, đang còn đi học nhưng không lo học hành, để có tương lai tốt đẹp hơn thế mà các bị cáo lại yêu đương quá sớm, thậm chí đi đánh ghen và dẫn đến những hành động không phù hợp với lứa tuổi nên phải trả giá bằng việc đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay. Mạng xã hội là để các bị cáo khai thác phục vụ cho học hành và công việc, chứ không phải là để các bị cáo sử dụng để lăng mạ và bêu xấu người khác như vậy, điều đó vi phạm quy định về các điều cấm theo Luật an ninh mạng.

Cũng trong phiên toà giả định, hoàn cảnh gia đình của các bị cáo cũng được làm rõ. Bị cáo Hà Anh sinh ra trong gia đình bố mẹ ly hôn, Hà Anh sống cùng bố đẻ, thường xuyên cho tiền chi tiêu vặt không thiếu nhưng thiếu sự dạy dỗ, quan tâm của bố mẹ. Bị cáo Thảo thường xuyên bỏ học đi chơi game, bố mất sớm, mẹ đi làm từ sáng đến tối…

Còn VKS giải thích rằng, khi các bị cáo sử dụng điện thoại, máy tính hoặc công cụ phương tiện khác đăng tải thông tin sai lệch lên mạng xã hội, thì cơ quan điều tra công an, bộ phận an ninh mạng của cơ quan Công an đều có thể tìm ra địa chỉ nơi gửi, ngày giờ, thời gian gửi, dù là trang mạng xã hội ko có ảnh cá nhân, thông tin thì vẫn tìm ra được nhờ các thiết bị quản lý hiện đại, và khi có yêu cầu. nên mặc dù các đoạn đăng tải nhằm làm nhục cháu Hà Anh mà bị cáo đưa lên 3 trang mạng xã hội đã bị gỡ bỏ nhưng vẫn lưu dấu vết lại, và tìm được.

Phiên toà giả định tuyên phạt các bị cáo theo đúng tội danh đã truy tố nhưng cho hưởng án treo. Trong thời gian bị án treo nếu bị cáo tiếp tục phạm tội thì án treo sẽ thành án tù giam cộng với mức hình phạt của tội mới.

Mới đây, Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường cho học sinh thông qua phiên toà giả định tại UBND phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tại phiên toà giả định, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Hà Nội đã tuyên truyền về trợ giúp pháp lý và phổ biến luật phòng chống xâm hại, bạo lực học đường cho các em học sinh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cho biết, các em học sinh cần nắm quy định pháp luật để không vi phạm pháp luật. Khi tham gia mạng xã hội, trẻ em có thể gặp một số rắc rối liên quan đến vấn đề bạo lực, xâm hại.

Trong vụ án này, bài học rút ra là khi sử dụng hình ảnh cá nhân cần tỉnh táo như không nên chụp hình ảnh nhạy cảm và lưu giữ nó; tình cảm học trò cần trong sáng. Ở lứa tuổi học sinh, cần yêu thương, chăm sóc bản thân, chuẩn bị hành trang để xây dựng tương lai tốt đẹp... Dừng vì nông nổi và không hiểu biết pháp luật mà trở thành những bị cáo trong các phiên toà, có tiền án trong lý lịch, ảnh hưởng đến bản thân sau này.

Tuyên truyền có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bám sát cuộc sống
Đẩy mạnh truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động