Thứ tư 28/05/2025 05:37
Giải đáp chính sách

Ban hành Nghị định về cơ sở dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 21/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2025/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tranh minh họa.
Tranh minh họa.

Hỏi: Tôi được biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định về cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Xin quý báo cho biết một số nội dung về thông tin quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạp lực gia đình?

(Phạm Văn Sơn, huyện Thường Tín, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của quý bạn đọc, xin trả lời như sau:

Ngày 21/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2025/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, nội dung thông tin quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 5. Nội dung thông tin quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thông tin về ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Thông tin cơ bản về ban hành văn bản chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình gồm: số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản, ngày ban hành, cơ quan ban hành, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;

b) Thông tin cơ bản về ban hành văn bản tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình gồm: số, ký hiệu, trích yếu nội dung văn bản, loại văn bản, ngày ban hành, cơ quan ban hành, thời gian thực hiện;

c) Số kinh phí hằng năm được Nhà nước bố trí, kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương và địa phương. Trong đó, có kinh phí hằng năm được Nhà nước bố trí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

d) Số cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương và địa phương;

đ) Số người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình; số cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được hưởng chính sách của Nhà nước; số cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản được Nhà nước hỗ trợ bù đắp thiệt hại theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Thông tin về thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân, thời gian, nội dung, hình thức thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Số tác phẩm văn học, nghệ thuật được sử dụng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Số lần, lượt thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện.

3. Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình phải chịu; thời điểm bị bạo lực gia đình; mối quan hệ giữa người bị bạo lực gia đình với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình đã thực hiện; thời điểm thực hiện; mối quan hệ giữa người có hành vi bạo lực gia đình với người bị bạo lực gia đình;

c) Hành vi, thời điểm cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Thông tin về vụ việc bạo lực gia đình và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Số vụ việc bạo lực gia đình được cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác, kiến nghị khởi tố về hành vi bạo lực gia đình; kết quả xử lý tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố về hành vi bạo lực gia đình; nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình;

b) Số hộ gia đình có hành vi bạo lực gia đình, số hộ gia đình có mâu thuẫn, tranh chấp được hòa giải; chủ thể tiến hành hòa giải; kết quả hòa giải.

5. Thông tin chung về người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam:

a) Số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; thông tin khai sinh, thông tin tình trạng hôn nhân; thông tin về giám hộ, chấm dứt giám hộ (nếu có); nơi cư trú, mối quan hệ với chủ hộ, số định danh cá nhân của chủ hộ;

b) Nghề nghiệp, nơi làm việc;

c) Thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, thông tin hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Thông tin chung về người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam:

a) Số hộ chiếu; quốc tịch; năm sinh; giới tính; thời gian cư trú, mục đích cư trú, nơi cư trú;

b) Nghề nghiệp, nơi làm việc;

c) Mối quan hệ giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình.

7. Thông tin chung về người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình, cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng gồm:

a) Số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; nơi cư trú;

b) Nghề nghiệp, nơi làm việc;

c) Thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, thông tin hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Thông tin chung về cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Đối với cơ quan, tổ chức: số định danh của cơ quan, tổ chức hoặc quyết định thành lập, ngày, tháng, năm thành lập, cơ quan thành lập hoặc cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động;

b) Đối với cá nhân: số định danh cá nhân; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; nơi cư trú; nghề nghiệp, nơi làm việc.

9. Thông tin về các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình:

a) Thông tin về biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình: số lần áp dụng; cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng; hình thức, kết quả thực hiện;

b) Thông tin về biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã, phường: số lần áp dụng; hình thức yêu cầu; kết quả thực hiện;

c) Thông tin về biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình: Số lần áp dụng; cá nhân, cơ quan ra quyết định cấm tiếp xúc; loại quyết định theo đề nghị hoặc theo thẩm quyền; thời gian áp dụng cấm tiếp xúc; kết quả thực hiện;

d) Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình; bố trí nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hình thức hỗ trợ; nơi tạm lánh, thời gian tạm lánh, chi phí tạm lánh, chi trả chi phí cho người bị bạo lực gia đình tạm lánh...

Ngày hội “Thể thao vì hạnh phúc gia đình - không bạo lực” năm 2025
Nâng cao năng lực bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
LS Nguyễn Minh Long, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động