Thứ năm 23/01/2025 06:04

Bạo lực học đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo luật sư, hành vi bạo lực học đường là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng – nên người có hành vi bạo lực học đường hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phần giao lưu của các luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội với học sinh Trường phổ thông trung học Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) trong một buổi tuyên truyền pháp luật. Ảnh: N.D
Phần giao lưu của các luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội với học sinh Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) trong một buổi tuyên truyền pháp luật. Ảnh: N.D

Xử lý vi phạm hành chính

Bạo lực học đường đang là một vấn nạn xã hội trong môi trường học đường xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tính từ ngày 1/9/2021 - 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến 2.016 học sinh, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường. Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩn của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách.

Theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, thì bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Bạo lực học đường là hành vi vi phạm những nguyên tắc về đạo đức. Nó gây ra những hệ quả tiêu cực cho nạn nhân cũng như mọi người xung quanh. Do đó, hành vi bạo lực học được có thể bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý dân sự hoặc nặng hơn là xử lý hình sự.

Về xử lý vi phạm hành chính, theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. “Cũng theo quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thì cá nhân thực hiện hành vi bạo lực học đường do cố ý, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị xử phạt cảnh cáo” - luật sư Nguyễn Tiến Hùng phân tích.

Như đã nêu, hành vi bạo lực học đường là hành vi xâm phạm đến thân thể, danh dự, nhân phẩm và sức khỏe tinh thần do đó là cơ sở để áp dụng hình thức xử lý dân sự. Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thực hiện hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự. Bao gồm các chi phí: chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại…

Về việc bạo lực học đường diễn ra bởi học sinh với học sinh, theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ rõ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Theo đó, luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. “Nếu người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu…” - luật sư Nguyễn Tiến Hùng cho biết.

Quy định của pháp luật

Ngoài ra theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, hành vi bạo lực học đường còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo nguyên tắc, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, đối với những học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường khi đã đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội cố ý gây thương tích. Cụ thể, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người thực hiện hành vi bạo lực còn có thể bị truy cứu về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi bạo lực học đường gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bị hại” – theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng.

Tuyên truyền kỹ năng cho học sinh ứng phó bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn
Tăng cường phối hợp, quản lý học sinh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong trường học
Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động