Thứ bảy 10/05/2025 02:04

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không thể không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội đề cập liên quan đến quy định áp thuế với xăng trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Quang cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần được sử dụng tiết kiệm nên hầu hết các nước đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và quy định mức thuế suất đối với mặt hàng xăng sinh học thấp hơn so với xăng khoáng.

Theo quy định của Luật hiện hành, mặt hàng xăng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đồng thời để khuyến khích sử dụng xăng sinh học, luật hiện hành đã quy định mức thuế suất ưu đãi đối với xăng E5 là 8%, E10 là 7%, thấp hơn so với mức thuế suất 10% áp dụng đối với xăng khoáng.

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường gia tăng, biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu và cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Cùng với các giải pháp khác, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng như hiện hành là phù hợp với mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt. Góp phần điều tiết tiêu dùng đối với hàng hóa cần sử dụng tiết kiệm, giảm phát thải và phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép giữ như dự luật.

Thảo luận về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Trường Giang đề xuất không tiếp tục quy định xăng là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đại biểu, việc này để đúng với bản chất của thuế này là đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng của xã hội.

Đại biểu lý giải, xăng là mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Đồng thời là mặt hàng đã chịu thuế bảo vệ môi trường. Do vậy lý giải của cơ quan soạn thảo đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là chưa thuyết phục.

Đại biểu đề xuất trong trường hợp thấy phải tăng thuế bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường với xăng thì tăng giá trị tuyệt đối đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng, chứ không đưa mặt hàng này chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm đúng bản chất.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Trường Giang phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Trường Giang phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải cho rằng, Dự thảo Luật quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với xăng, dù đây là mặt hàng thiết yếu; điều này là chưa thỏa đáng, có thể gây ra gánh nặng chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và chỉ thu thuế môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh...

Một số ý kiến khác cho rằng, việc đưa xăng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có một số tác động tích cực, như khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính, điều tiết tiêu dùng xăng, bởi xăng là mặt hàng thiết yếu nhưng có tác động môi trường lớn, đồng thời góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, vì xăng là đầu vào thiết yếu cho sản xuất, vận tải, sinh hoạt nên việc đánh thuế có thể đẩy chi phí lên cao, ảnh hưởng tới người thu nhập thấp và gây áp lực lạm phát. Đặc biệt xăng hiện đã chịu nhiều loại thuế, nếu không đánh giá tổng thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn chính sách.

Do đó, nên bỏ xăng ra khỏi đối tượng chịu thuế đặc biệt; còn nếu vẫn đưa vào đối tượng chịu thuế cần có lộ trình hợp lý, tránh tăng thuế đột ngột và cần điều chỉnh tương ứng các loại thuế khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng để tránh gánh nặng kép cho người dân và doanh nghiệp.

Các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng đã được thực hiện từ năm 1998.

Theo Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị COP 26 cho mục tiêu giảm khí phát thải về 0 vào năm 2050. Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh đây là cam kết đầy thách thức với Việt Nam. Hiện tại các nước châu Âu đang thực hiện rất quyết liệt với nhiều biện pháp để giảm phát thải.

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, tại Việt Nam, với cam kết giảm phát thải về 0 vào năm 2050, thì đối với mặt hàng xăng càng không thể không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo Dự thảo Luật, mặt hàng này tiếp tục nằm trong danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 7-10%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn

"Ô nhiễm môi trường của Việt Nam ngày càng lớn, với các phương tiện trong lĩnh vực giao thông nếu chúng ta tiếp tục khuyến khích, không đánh thuế xăng thì sẽ rất khó khăn thay đổi hành vi. Chúng ta mong muốn sử dụng xe điện, hệ thống metro... nhiều hơn thì phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp liên quan đến xăng" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, có đại biểu nói rằng xăng hiện đang chịu 2 loại thuế và phí; song hiện nay trên thế giới, hầu hết các nước lớn và phát triển đều đánh thuế và phí, chỉ có tên gọi khác nhau. Có nước gọi là phí CO2, thuế CO2...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lý giải: "Thuế tiêu thụ đặc biệt và phí có các mục tiêu khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau. Với thuế tiêu thụ đặc biệt thì tập trung vào điều tiết hành vi tiêu dùng và tăng thu ngân sách. Trong khi phí bảo vệ môi trường nhắm đến tạo ra các quỹ cho các dự án về môi trường".

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc áp thuế và phí phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP 26 cũng như mục tiêu giảm khí phát thải về 0 vào năm 2050. Ngoài ra, cộng hai loại thuế, phí này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia, đặc biệt tại châu Âu.

Lý do chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp
Đề nghị làm rõ hơn khái niệm “hóa chất nguy hiểm”
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh theo hướng đơn giản hóa và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân từ ngày 5 - 6/5/2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Kazakhstan…
Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tối 5/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban đã ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga

Ngày 8/5/2025, tại trụ sở Chính phủ Nga ở thủ đô Moscow, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga đã diễn ra ngày hôm nay (9/5) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ và hơn 100 loại khí tài.
Bố trí kinh phí, sớm chi trả cho người xin nghỉ, dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy

Bố trí kinh phí, sớm chi trả cho người xin nghỉ, dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy

Ngày 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Hà Nội đang thí điểm mô hình đăng ký lấy số thứ tự trực tuyến khi thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lê Hoàng Anh cho rằng, báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội và người tiêu dùng, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động