Các quy định bảo vệ môi trường cần đảm bảo tính thống nhất và phù hợp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDự án công viên Chu Văn An sau 7 năm quy hoạch trở thành các bãi tập kết phế liệu, vật liệu xây dựng ngổn ngang gây ô nhiễm môi trường… Ảnh: Khánh Huy |
Trong đó, để đảm bảo tính thống nhất phù hợp hơn với yêu cầu bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng của các quy định tại Điều 28 của Dự thảo Luật, PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy có một số góp ý.
Thứ nhất, tên Điều Luật nên sửa đổi để đảm bảo bao quát hết các nội dung được điều chỉnh trong các điều khoản cụ thể. Nếu chỉ dùng thuật ngữ “giảm phát thải” thì không bao quát được hết các vấn đề được điều chỉnh tại khoản 2 đến khoản 5 của Điều Luật này… PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy cho rằng nên bỏ “và giảm phát thải” trong Điều luật này, chỉ nên quy định bảo vệ môi trường là đủ.
Thuật ngữ bảo vệ môi trường trong Điều luật này sẽ được hiểu theo nghĩa rộng, thống nhất với cách hiểu thuật ngữ hoạt động bảo vệ môi trường đã được giải thích tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo cách hiểu này, giảm phát thải là một trong những hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Điều đó có nghĩa, bảo vệ môi trường đã bao hàm trong đó hoạt động giảm phát thải.
Thứ hai, khoản 3 Điều Luật này để nên đề cập vấn đề xã hội hóa, vì đây là một biện pháp đã và đang mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của Thủ đô, đặc biệt là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, xã hội hóa bảo vệ môi trường sẽ góp phần không nhỏ trong việc huy động sức mạnh của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài khu vực kinh tế Nhà nước.
Do đó, PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy dề xuất quy định tại khoản 3 Điều 28 của Dự thảo Luật như sau: Bố trí nguồn lực, xã hội hóa và thu hút đầu tư vào các dự án phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý ô nhiễm môi trường sông, suối, ao, hồ, đầm có công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Thứ ba, khoản 4 Điều 28 nên sửa lại là “UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định bổ sung khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý theo hình thức đặt hàng…”. Bởi lẽ, nếu quy định bổ sung số lượng chất thải rắn thì có thể dẫn đến hiểu nhầm và đi ngược lại với chủ trương khuyến khích giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt.
Hơn nữa, không phải chất thải rắn sinh hoạt nào cũng cần xử lý mà chúng có thể được tái chế hoặc tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chỉ những chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý thì UBND TP Hà Nội mới cần xem xét, quyết định bổ sung khối lượng theo hình thức đặt hàng đối với nhà đầu tư đang thực hiện dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tự nguyện chuyển đổi toàn bộ công nghệ của dự án sang đốt phát điện.
Thứ tư, khoản 5 điểm a nên sửa lại cho phù hợp với thực tiễn và mục tiêu giảm phát thải từ các nguồn thải động. Bởi theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Dự thảo Luật vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và sử dụng phương tiện giao thông công cộng quyền nghĩa vụ đối với bảo vệ môi trường.
Không thể phủ nhận việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng là cần thiết để giảm phát thải, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Song, điều đó không đồng nghĩa với việc các phương tiện giao thông công cộng là tuyệt đối an toàn cho môi trường, không cần kiểm soát.
Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy cho rằng, quy định này nên được sửa như sau: “HĐND TP Hà Nội quy định vừa phát thải thấp cho Thủ đô về vùng Thủ đô bao gồm quy hoạch vùng phát thải thấp, các biện pháp khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực, phương thức sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát thể thấp trên địa bàn Thủ đô; biện pháp kiểm soát phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn về phát thải, sử dụng năng lượng hiệu quả và chuyển dịch năng lượng”.
Thứ năm, điểm d khoản 5 nên sửa lại cho phù hợp với mục tiêu cơ bản của việc khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng dưới góc độ bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, việc sử dụng loại phương tiện này không chỉ nhằm giảm ôn tắc giao thông và dưới góc độ bảo vệ môi trường, mục tiêu chính của biện pháp này là giảm thiểu phát thải, ngăn ngừa ô nhiễm không khí và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Vì vậy, theo PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy cần bổ sung thêm mục đích này trong quy định về sử dụng phương tiện công cộng tại điểm d khoản 5 Điều 28: “Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để hạn chế uống tắc giao thông, giảm thiểu khí thải và ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại