Thứ bảy 19/04/2025 07:54
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Phân quyền cho Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS.TS Nguyễn Thị Nga, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, việc phân quyền cho TP Hà Nội thẩm quyền chấp thuận, quyết định và có cơ chế đặc thù trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác là thực sự cần thiết bởi sẽ đảm bảo được tính hiệu quả trong quá trình sử dụng đất.
Phân quyền cho Hà Nội trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác là thực sự cần thiết.    Ảnh: Khánh Huy
Phân quyền cho Hà Nội trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác là thực sự cần thiết. Ảnh: Khánh Huy

Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Nguyễn Thị Nga, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP Hà Nội hiện còn 165.593 ha đất trồng lúa, tập trung tại 23 quận, huyện thị xã; năm 2023, dự kiến TP Hà Nội thực hiện chuyển đổi hơn 3.838 ha đất trồng lúa; đến năm 2025 sẽ tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và giảm diện tích đất trồng lúa còn 140.000ha. Đối với đất rừng các loại hiện nay, Hà Nội có hơn 27.162,04 ha, trong đó: 11.000 ha rừng đặc dụng, gần 5.822 ha rừng phòng hộ, 10.332 ha rừng sản xuất và diện tích đất lâm nghiệp chưa thành rừng là hơn 7.538 ha phân bố ở 7 huyện, thị xã (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn và Sơn Tây) và nhiều dự án đầu tư của TP được phê duyệt trong thời gian qua phải chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Khi đất trồng lúa, đất rừng các loại được chuyển sang mục đích khác sẽ dẫn đến tình trạng lao động nông thôn mất việc, các vấn đề như quyền lợi, ổn định đời sống người dân cũng như vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và an ninh, quốc phòng càng trở nên phức tạp.

Do đó, hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía chính quyền địa phương. Điều này đã được cụ thể hoá trong Luật Đất đai 2013, Luật Thủ đô năm 2012 thông qua các quy định về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai nói chung, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác còn nhiều hạn chế, nhiều dự án lớn chậm được triển khai… đã gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là “khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Trên cơ sở tinh thần của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được lấy ý kiến đã có nhiều sửa đổi trực tiếp về các quy định phân quyền cho TP trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, để Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

PGS.TS Nguyễn Thị Nga đã đưa ra nhiều góp ý về Điều 30. Quản lý, sử dụng đất đai trong Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi). Theo đó, bà cho rằng, cần phân quyền cho TP Hà Nội như thẩm quyền chấp thuận, quyết định và có cơ chế đặc thù trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác. Bởi lẽ, việc sửa đổi Luật Thủ đô có những quy định cụ thể là thực sự cần thiết vì đây không chỉ tạo được cơ chế pháp lý chặt chẽ trong quá trình chấp thuận và quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác của chính quyền TP Hà Nội mà quan trọng hơn là vấn đề bảo đảm được tính hiệu quả trong quá trình sử dụng đất của người dân.

Cần cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện cơ chế vượt trội, đột phá phát triển Thủ đô
Vùng Thủ đô cần là sự phát triển bền vững của cả khu vực quanh Thủ đô
Đẩy mạnh quản lý, sử dụng đất đai bảo đảm phát triển Thủ đô Hà Nội
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Trung tâm Phục vụ hành chính công TP trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian qua. Trung tâm đã có nhiều sáng kiến, giải pháp trong hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP, góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng của TP trong đánh giá chất lượng, phục vụ.
Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (TTCNVH) đề xuất một khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các TTCNVH, nơi kết nối giữa di sản văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị cao.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động