Thứ bảy 19/04/2025 09:23
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội.
 Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường.               Ảnh: Quốc hội
Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường. Ảnh: Quốc hội

Đô thị hóa nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm nước

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa qua, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu Quốc hội, nhiều chuyên gia, nhà khoa học bày tỏ quan điểm đến dự thảo luật này.

Góp ý về góc nhìn quản lý bền vững tài nguyên nước, Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho biết, trong những năm qua, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Hà Nội đã mang lại nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) to lớn, nhưng lại làm gia tăng sức ép lên việc quản lý tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, đất, nguồn nước, cũng như nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm nước và sức khỏe cộng đồng.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Hà Nội nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội đã đề nghị đưa các nội dung: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển đô thị, thương mại và công nghiệp; bảo vệ môi trường Thủ đô,… xem xét, thể chế hóa trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ chia sẻ thêm, tài nguyên nước trong một vùng lãnh thổ bao gồm: nước mặt (sông, kênh mương, hồ, ao đầm,..); nước dưới đất (nước ngầm mạch nông tầng holocen, mạch sâu có áp tầng pleitocen...); nước mưa và cả các loại nước thải có thể tái sử dụng. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, kế hoạch phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc. Vì vậy, cần có tiếp cận phù hợp về quản lý bền vững tài nguyên nước trong các nội dung nêu trên để đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nước sông Tô Lịch trong xanh khi được dẫn nước từ Hồ Tây để giúp làm sạch nước sông này năm 2019.                Ảnh: Khánh Huy
Nước sông Tô Lịch trong xanh khi được dẫn nước từ Hồ Tây để giúp làm sạch nước sông này năm 2019. Ảnh: Khánh Huy

Bảo tồn trữ lượng và chất lượng của các diện tích mặt nước

Theo Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, đô thị hóa dẫn đến thay đổi môi trường nước mưa và nước ngầm. Nước mặt là một trong những nguồn bổ cập chính cho nước ngầm. Bảo tồn trữ lượng và chất lượng của các diện tích mặt nước yếu tố quan trọng để quản lý bền vững môi trường nước ngầm và nguồn nước ngầm.

Trong nội dung về bảo vệ nguồn nước của Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 chỉ rõ: lập hành lang bảo vệ nguồn nước, xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước khai thác đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn; ồn nước sinh hoạt; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm chất lượng nguồn nước và xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép…

Thực hiện các giải pháp quy hoạch thoát nước đô thị bền vững mang lại những lợi ích như kiểm soát ô nhiễm nước, giảm thiểu úng ngập, xói mòn, làm đa dạng và tăng giá trị của hệ sinh thái nước, bổ cập nguồn nước ngầm, ổn định dòng chảy các dòng sông, tiết kiệm nước cấp nhờ thu gom và tái sử dụng nước mưa, cải thiện cảnh quan sinh thái đô thị, tăng giá trị thương mại của khu đất và nâng cao thiết thực chất lượng cuộc sống.

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ cho rằng, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội với đa mục tiêu: đảm bảo cấp nước bền vững, bảo vệ môi trường và vòng tuần hoàn nước tự nhiên, đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp quản lý tài nguyên nước (trung hạn và dài hạn) dựa trên các yêu cầu như: các quy hoạch thành phần liên quan đến tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trong Quy hoạch phát triển TP phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH có tính đến sự biến đổi khí hậu; hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến quản lý tổng hợp và quản lý bền vững tài nguyên nước đô thị.

Ưu tiên phát triển đường sắt đô thị theo hướng giao thông công cộng
Quy định thẩm quyền đặc thù đảm bảo chủ động, linh hoạt
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động