Thứ năm 24/07/2025 04:18

Nâng mức phạt vi phạm hành chính nhằm tăng tính răn đe, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật Thủ đô năm 2024 cho phép HĐND TP Hà Nội quy định mức phạt cao hơn 1,5-2 lần so với quy định của Chính phủ đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, môi trường và đất đai... Việc này góp phần tăng tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển.
Nâng mức phạt vi phạm hành chính nhằm tăng tính răn đe, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa là tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, môi trường trên địa bàn TP Hà Nội gia tăng. Ảnh T.L

Mở rộng phạm vi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

Luật Thủ đô năm 2012 đã có quy định về nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng tại khu vực nội thành Hà Nội. Thực tiễn triển khai cho thấy, việc nâng mức xử phạt có hiệu quả nhất định trong quản lý hành chính Nhà nước, đặc biệt là với lĩnh vực xây dựng, thể hiện ở chỗ hành vi xây dựng công trình không phép đã giảm đáng kể.

Kết quả này được coi là cơ sở thực tiễn quan trọng, cần thiết trong việc mở rộng phạm vi áp dụng quy định về nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trên toàn TP tại Luật Thủ đô năm 2024.

Luật Thủ đô năm 2024 mở rộng phạm vi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trên toàn TP đối với các lĩnh vực như: quảng cáo, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự, an toàn xã hội. Luật cũng quy định mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn (nhưng không quá 2 lần) trong các lĩnh vực trên để bảo đảm hiệu quả xử lý và ngăn chặn vi phạm.

Từ ngày 1/1/2025, trong trường hợp thật cần thiết, Chủ tịch UBND các cấp được ngừng cung cấp điện nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Cụ thể sẽ ngừng cấp điện nước ở các trường hợp không đảm bảo phòng cháy chữa cháy như: công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt; công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Ngoài ra, trường hợp ngừng cấp điện nước trong trường hợp cần thiết còn áp dụng đối với: công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai; công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

HĐND TP có thẩm quyền quy định mức phạt cao hơn 1,5-2 lần so với quy định của Chính phủ đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, môi trường, đất đai...

Nâng cao tính răn đe, góp phần ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa là tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, môi trường trên địa bàn TP gia tăng. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được xử lý, thường xuyên tái diễn như: đổ thải không đúng quy định, vận chuyển chất thải không che chắn để rơi vãi ra đường giao thông, vứt rác nơi công cộng, xả nước thải vượt quy chuẩn, không tiến hành thu gom chất thải nguy hại theo quy định…

Để từng bước giải quyết thực trạng nổi cộm trên, đồng thời cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024, vừa qua HĐND TP Hà Nội đã tập trung xây dựng và thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai trên địa bàn.

Từ ngày 1/9/2025, Hà Nội sẽ xử phạt nặng với 46 hành vi vi phạm về môi trường. Áp dụng mức tiền phạt gấp hai lần đối các nhóm hành vi vi phạm quy định tại 30 điều của Nghị định 45/2022/NĐ-CP với: Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi trường. Hành vi vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường. Hành vi vi phạm quy định về giấy phép môi trường. Hành vi vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong trường hợp không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định.

Cụ thể, áp dụng mức tiền phạt gấp hai lần nhưng không vượt quá 1 tỷ đồng đối với cá nhân, không vượt quá 2 tỷ đồng đối với tổ chức; đối với các nhóm hành vi vi phạm quy định tại 16 điều của Nghị định 45/2022/NĐ-CP với các hành vi: Hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường. Hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật.

Hành vi vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường. Hành vi vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài. Hành vi vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại. Hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu. Hành vi vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài. Hành vi vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Hành vi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại…

Trong lĩnh vực đất đai, 71 hành vi vi phạm mang tính phổ biến trong thời gian qua hoặc những hành vi vi phạm dẫn đến hậu quả khó khắc phục, thậm chí không khắc phục được, cũng sẽ bị xử lý thích đáng. Điển hình là, cá nhân có hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt từ 20-60 triệu đồng với diện tích đất từ 3ha trở lên. Đối với cá nhân có hành vi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã, bị phạt từ 300-400 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5ha trở lên…

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, việc nâng mức tiền phạt được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024 sẽ nâng cao tính răn đe, góp phần ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh. Điều này cũng thể hiện rõ thái độ quyết liệt của chính quyền thành phố và của nhân dân Hà Nội trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng, phát triển Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.

Còn theo ông Vũ Thành Vĩnh, thành viên Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, UBMTTQ TP Hà Nội, để bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, vấn đề không chỉ ở nâng mức xử phạt cao hơn, mà quan trọng là ai xử phạt và xử phạt ai. Do vậy, ngoài việc quy định nâng mức tiền phạt, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật và thiết lập cơ chế giám sát, phản hồi từ cộng đồng.

Tạo khung pháp lý để phát triển khu thương mại và văn hóa Tạo khung pháp lý để phát triển khu thương mại và văn hóa
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Thực hiện Kế hoạch số 74/KH-MTTQ-BTT ngày 15/7/2025 của Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam TP Hà Nội về tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đối với đối tượng chính sách.
Hà Nội triển khai lấy số thứ tự trực tuyến trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội triển khai lấy số thứ tự trực tuyến trên ứng dụng iHanoi

Từ ngày 21/7, người dân Hà Nội có thể lấy số thứ tự và đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính qua ứng dụng iHanoi, thay vì phải đến xếp hàng trực tiếp tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội như trước đây.
Khởi động sự kiện “Tự hào Tổ quốc tôi”

Khởi động sự kiện “Tự hào Tổ quốc tôi”

Sáng 23/7, Báo Đại đoàn kết phối hợp với Công ty Cổ phần Sen Cộng tổ chức Lễ công bố sự kiện “Tự hào Tổ quốc tôi”, gồm chuỗi các sự kiện: “Hành trình báo công” nơi địa đầu Tổ quốc và Cuộc vận động sáng tác “Viết tiếp câu chuyện tự hào” năm 2025
Không phát hiện nồng độ còn và ma túy từ lái “xe điên” trên phố Khâm Thiên

Không phát hiện nồng độ còn và ma túy từ lái “xe điên” trên phố Khâm Thiên

Khoảng 17h ngày 23/7, xe bán tải hiệu Ford bất ngờ mất lái chồm lên nhiều xe máy tại số 18 phố Khâm Thiên, Hà Nội...
Hà Nội triển khai phương án cải tạo môi trường 4 sông nội đô

Hà Nội triển khai phương án cải tạo môi trường 4 sông nội đô

Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND ngày 22/7/2025 về việc phê duyệt Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét”, giai đoạn 2025–2030.
Viết cảnh báo “bắn tốc độ” trên đường có thể bị phạt

Viết cảnh báo “bắn tốc độ” trên đường có thể bị phạt

Theo luật sư, hành vi viết, vẽ trên đường giao thông có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại các Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Nghị định 168/2024/NĐ-CP…
Biển Đông đón bão số 4 (bão COMAY); mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An

Biển Đông đón bão số 4 (bão COMAY); mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối 23/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (có tên quốc tế là COMAY), trở thành cơn bão số 4 trên biển Đông.
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 (bão WIPHA) và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 (bão WIPHA) và mưa lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 23/7/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 (bão WIPHA) và mưa lũ.
Khẩn trương ứng phó với lũ trên sông Cả, đảm bảo an toàn cho người dân và đê điều

Khẩn trương ứng phó với lũ trên sông Cả, đảm bảo an toàn cho người dân và đê điều

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Văn bản số 4681/BNNMT-ĐĐ gửi UBND tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó với lũ trên sông Cả, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Thêm 1.132 học sinh Hà Nội được học lớp 10 công lập

Thêm 1.132 học sinh Hà Nội được học lớp 10 công lập

Tổng số học sinh được tuyển bổ sung vào các trường và học sinh trúng tuyển vào 2 trường THPT mới theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
Lời nhắn nhủ của rapper Đen Vâu đến thủ khoa đặc biệt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Lời nhắn nhủ của rapper Đen Vâu đến thủ khoa đặc biệt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Mới đây, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 Nguyễn Việt Hưng (lớp 12 Anh, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) bất ngờ nhận được món quà đặc biệt từ chương trình "Cà phê sáng" của VTV3.
Điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025 giảm mạnh

Điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025 giảm mạnh

Bộ GD&ĐT vừa công bố mức điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025. Theo đó, mức điểm sàn nhóm ngành này giảm mạnh sau 5 năm gần như đứng yên trong khoảng 19-22,5. Đây được đánh giá là mức điểm thấp nhất từ trước đến nay.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động