Thứ tư 14/05/2025 16:22

Cần nhận biết sự khác nhau giữa việc lập vi bằng và hoạt động công chứng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.
Người dân cần hiểu rõ việc lập vi bằng và hoạt động công chứng để đảm bảo quyền lợi.
Người dân cần hiểu rõ việc lập vi bằng và hoạt động công chứng để đảm bảo quyền lợi.

Vai trò quan trọng của việc lập vi bằng

Theo chị Đặng Thị Minh Hạnh – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của khách hàng; vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Tại điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Còn tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại - người lập vi bằng; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;

Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này; Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại; Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…

Trong văn bản vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.

Đặc biệt, vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập cũng như Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Vi bằng có thay thế được văn bản công chứng không?

Vi bằng và văn bản công chứng là hai loại văn bản khác nhau về cả bản chất và giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, có khá nhiều người nhầm lẫn hai loại giấy tờ này và thậm chí, nhiều người còn xem hai loại giấy tờ, tài liệu này là một.

Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.

Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy, vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau, có nhiệm vụ và công dụng hoàn toàn khác nhau.

Chị Đặng Thị Minh Hạnh cho biết: “Trước khi tiến hành lập vi bằng, hừa phát lại phải có trách nhiệm giải thích về giá trị pháp lý của vi bằng. hính vì vậy khi người dân đã hiểu nên các sự kiện hành vi đã được Thừa phát lại ghi nhận bằng vi bằng hầu hết các bên đều nghiêm túc thực hiện theo các thỏa thuận, đó cũng là đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên tham gia…”.

Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hỗ trợ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp trong kỷ nguyên số

Hỗ trợ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp trong kỷ nguyên số

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Hội Thanh niên Khuyết tật (TNKT) Việt Nam và Công ty TCP Việt Nam tổ chức giới thiệu chương trình Tỏa sáng Nghị lực Việt năm 2025.
Hà Nội: phát động Giải báo chí về xây dựng Đảng năm 2025

Hà Nội: phát động Giải báo chí về xây dựng Đảng năm 2025

Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TP Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 chính thức được phát động theo Kế hoạch số 325-KH/TU do Thành ủy Hà Nội ban hành.
Nhiều cơ chế ưu việt giúp Hà Nội trở thành trung tâm thu hút nhân tài toàn cầu

Nhiều cơ chế ưu việt giúp Hà Nội trở thành trung tâm thu hút nhân tài toàn cầu

Luật Thủ đô năm 2024 tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa Thủ đô và đặc biệt là tạo ra các cơ chế ưu việt nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những quy định trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Nhân dân tham dự Đại lễ Phật đản

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Nhân dân tham dự Đại lễ Phật đản

Công an TP Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông phục vụ Nhân dân tham dự Đại lễ Phật đản.
Hà Nội: xử lý nghiêm phương tiện chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông

Hà Nội: xử lý nghiêm phương tiện chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông

Thực hiện kế hoạch của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội, đồng loạt các đội CSGT đường bộ triển khai lực lượng tuần tra kiểm soát, tập trung phát hiện, xử lý các trường hợp người điều khiển xe ba bánh tự chế, xe kéo theo xe khác, vật khác gây mất an toàn khi tham gia giao thông.
Phân luồng giao thông trên đường Vành đai 3 trên cao đoạn Big C - Mai Dịch từ 12/5 đến 1/7

Phân luồng giao thông trên đường Vành đai 3 trên cao đoạn Big C - Mai Dịch từ 12/5 đến 1/7

Từ ngày 12/5 đến 1/7, Hà Nội cấm các phương tiện lưu thông trên đường trên cao Vành đai 3 đoạn từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch trong khung giờ từ 22h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau nhằm phục vụ công tác sửa chữa mặt đường và khe co giãn.
Dự báo thời tiết 14/5: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào

Dự báo thời tiết 14/5: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa rào

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 14/5.
Xây dựng phong trào phòng cháy, chữa cháy vững chắc, chủ động từ cơ sở

Xây dựng phong trào phòng cháy, chữa cháy vững chắc, chủ động từ cơ sở

Nhằm cụ thể hóa Văn bản số 1290, ngày 6/4/2025 của UBND TP Hà Nội, đồng thời khẳng định quyết tâm của toàn huyện trong việc chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, Tổ địa bàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Gia Lâm, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP Hà Nội tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền nghiệp công tác PCCC trên địa bàn huyện.
Hà Nội siết chặt công tác quyết toán vốn đầu tư công trên địa bàn

Hà Nội siết chặt công tác quyết toán vốn đầu tư công trên địa bàn

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1914/UBND-KT, yêu cầu tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư công đối với các dự án hoàn thành trên địa bàn.
Đề xuất điều chỉnh phụ cấp cho giáo viên, người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập

Đề xuất điều chỉnh phụ cấp cho giáo viên, người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để lấy ý kiến đóng góp.
Hà Nội công bố “tỷ lệ chọi” vào lớp 10 chuyên năm học 2025-2026

Hà Nội công bố “tỷ lệ chọi” vào lớp 10 chuyên năm học 2025-2026

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 của 4 trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn TP.
Hà Nội công bố chi tiết số lượng thí sinh đăng ký thi vào lớp 10 từng trường

Hà Nội công bố chi tiết số lượng thí sinh đăng ký thi vào lớp 10 từng trường

Chiều 13/5, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố thống kê số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường THPT công lập chuyên và không chuyên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động