Thứ tư 16/07/2025 15:19
Luật Thủ đô (sửa đổi):

Chính sách đặc thù tạo điều kiện cho phát triển Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất nhiều chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủ đô Hà Nội. ThS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, mỗi chính sách mới, đặc thù cần phải đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ để lựa chọn phương án tốt nhất cùng với dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện khi Luật có hiệu lực, nhằm bảo đảm tính khả thi cao.
Ông Đặng Đình Luyến - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.                 Ảnh: Quốc hội
Ông Đặng Đình Luyến - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Đề xuất nhiều chính sách, pháp luật đặc thù

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ThS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Luật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013; đến nay Luật đã được thực hiện hơn 10 năm, đã góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì còn có nhiều hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn thực hiện Luật.

ThS Đặng Đình Luyến tán thành với việc cần thiết sớm phải sửa đổi cơ bản Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển Thủ đô; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của Luật và thực tiễn thực hiện Luật trong những năm qua.

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất nhiều chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủ đô Hà Nội, trong đó quy định về nhu cầu sử dụng ngân sách, nguồn lực khác cao hơn nhiều so với nguồn lực để thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành, như: chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (Điều 18); phát triển văn hóa, thể thao (Điều 23); phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 24); phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Điều 25); phát triển y tế Thủ đô và chăm sóc sức khỏe Nhân dân (Điều 27); chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội (Điều 28); bảo vệ môi trường (Điều 29); quản lý, sử dụng đất đai (Điều 30); phát triển nhà ở (Điều 31); phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông (Điều 32); phát triển nông nghiệp, nông thôn (Điều 33); sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô (Điều 36); v v ….

Về cơ bản, ông tán thành với chủ trương cần phải có ngân sách, kinh phí để chi cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật mới, đặc thù để phát triển Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, dự thảo Luật quy định các nhu cầu về ngân sách, kinh phí để chi cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như nêu trong dự thảo luật là quá lớn, nhất là trong điều kiện hiện nay nguồn Ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, hạn chế, rất khó đáp ứng cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật mới, đặc thù này.

Thực tiễn, trong những năm qua cho thấy, có không ít trường hợp đã đưa các chính sách, pháp luật mới, đặc thù vào luật, nhưng do không đánh giá tác động đầy đủ, khoa học các chính sách mới, chưa xem xét cân nhắc kỹ khả năng nguồn lực để bảo đảm việc thực hiện, do đó sau khi luật có hiệu lực thi hành đã rất hạn chế đi vào cuộc sống, tính khả thi không cao.

Vì vậy, ông đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét lại quy định về các cơ chế, chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô được nêu trong dự thảo Luật; theo đó mỗi chính sách mới, đặc thù được đề xuất trong dự thảo luật cần phải đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ để lựa chọn phương án tốt nhất cùng với dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện khi Luật có hiệu lực, nhằm bảo đảm tính khả thi cao.

Làm rõ thời gian áp dụng Luật

Góp ý vào khoản 1 Điều 4 Luật Thủ đô (sửa đổi), Ths. Đặng Đình Luyến cho rằng, việc quy định như khoản 1 Điều 4 của dự thảo Luật nêu trên chưa rõ ràng, tức là chưa nói rõ luật, nghị quyết khác của Quốc hội nêu tại khoản 1 Điều 4 được ban hành trước hay ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực.

Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần quy định rõ về thời gian ban hành luật, nghị quyết khác của Quốc hội tại khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật để đưa ra phương hướng áp dụng Luật Thủ đô khi có quy định khác với quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội.

Về khoản 2 Điều 4, Ths Đặng Đình Luyễn nhận thấy, việc quy định như khoản 2 Điều 4 của dự thảo Luật về yêu cầu luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau Luật thủ đô... phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó là không cần thiết, là thừa, vì khoản 2 Điều 8 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định “Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác” và khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ khoản 2 Điều 4 trong dự thảo Luật.

Phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô "Văn hiến, Văn Minh, Hiện đại"
Thu hút nhiều chủ thể xây dựng, phát triển Thủ đô
Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để phát triển Thủ đô
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

Về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58 và các Hội nghị liên quan, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí về kết quả nổi bật của hội nghị và đóng góp của Việt Nam.
HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%

Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8%

Sáng 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Đại tá Bùi Trung Thành giữ chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng

Đại tá Bùi Trung Thành giữ chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng

Công an TP Hải Phòng vừa triển khai trao các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp cho một số lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị thuộc Công an TP.
Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã chính thức khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động