Thứ tư 23/07/2025 08:05

Chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 22/10 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga.
Chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 chính thức khai mạc tại thành phố Kazan. (Ảnh: TASS)

Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế với hơn 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 22 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres.

Hội nghị năm nay đánh dấu lần đầu tiên BRICS áp dụng định dạng mở rộng với sự tham gia của 9 quốc gia. Ngoài các thành viên truyền thống là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhóm còn chào đón sự gia nhập của Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Chủ đề của hội nghị - “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” - nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác đa phương trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động lớn do xung đột ở Ukraine và Trung Đông.

BRICS đang tìm kiếm cách tạo ra một hệ thống tài chính và chính trị công bằng, với đặc trưng của sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại, khi các nước lớn như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ muốn tăng cường vai trò của các nước đang phát triển trong quản trị toàn cầu.

Từ khi thành lập năm 2006, BRICS đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những tập hợp kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 4/2024, các thành viên BRICS hiện đang chiếm hơn 35% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Ấn Độ và Nga lần lượt đứng đầu bảng về GDP theo sức mua tương đương (PPP), với Trung Quốc dẫn đầu ở mức 35.000 tỷ USD, Ấn Độ đứng thứ ba với 14.600 tỷ USD, và Nga ở vị trí thứ tư với 6.450 tỷ USD.

BRICS cũng sở hữu một thị trường khổng lồ với hơn 3 tỷ người và dự kiến đến năm 2030 sẽ chiếm tới 50% quy mô kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, bốn quốc gia thành viên của BRICS nằm trong Top 10 quốc gia hàng đầu thế giới về tài nguyên khoáng sản, với Nga dẫn đầu sở hữu trữ lượng khoáng sản trị giá 75.000 tỷ USD.

Hội nghị thượng đỉnh lần này còn đặt ra nhiều kỳ vọng về việc tạo ra một cơ chế hợp tác toàn diện giữa các quốc gia trong khối, đồng thời thúc đẩy vai trò của các nước đối tác mới.

Ngày cuối cùng của hội nghị (24/10) sẽ xem xét các đề xuất thiết lập mô hình hợp tác giữa các nước đối tác BRICS, nhằm mở rộng ảnh hưởng và mang lại nhiều lợi ích hơn cho các quốc gia thành viên.

Sự kiện tại Kazan cũng mở ra cơ hội để BRICS củng cố vị thế trên trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy phát triển trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh tế và an ninh toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 sẽ đặt những “viên gạch vàng” cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới trong tương lai.

BRICS được hiểu theo nghĩa tiếng Anh là “những viên gạch”, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, nơi mà các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có tiếng nói và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

Với chủ trương tăng cường hợp tác đa phương, hội nghị lần này là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng trên toàn cầu.

BRICS sắp có đồng tiền chung của nhóm BRICS sắp có đồng tiền chung của nhóm
Malaysia chính thức nộp đơn gia nhập BRICS Malaysia chính thức nộp đơn gia nhập BRICS
Cuba đề nghị gia nhập BRICS: bước đi chiến lược trong bối cảnh toàn cầu đa cực Cuba đề nghị gia nhập BRICS: bước đi chiến lược trong bối cảnh toàn cầu đa cực
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Xe buýt gặp tai nạn trong đêm khiến 13 người tử vong

Xe buýt gặp tai nạn trong đêm khiến 13 người tử vong

13 người đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương khi một xe buýt chở thợ mỏ tại tỉnh Yakutia, thuộc vùng Viễn Đông của Nga, gặp tai nạn trong đêm.
Hamas cân nhắc rút khỏi đàm phán ngừng bắn với Israel

Hamas cân nhắc rút khỏi đàm phán ngừng bắn với Israel

Hamas đang xem xét khả năng rút khỏi các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel nếu không đạt được tiến triển trong việc xây dựng một thỏa thuận toàn diện, bao gồm việc Israel rút quân khỏi Dải Gaza và đảm bảo viện trợ nhân đạo được thông suốt. Động thái này khiến tương lai hòa bình tại khu vực tiếp tục trở nên mờ mịt.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chững lại

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chững lại

Giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm ở mức 3% và kỳ hạn 5 năm ở mức 3,5%, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) phát đi tín hiệu cẩn trọng trong bối cảnh kinh tế nước này đối mặt với hàng loạt thách thức.
Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân tại Anh sau gần 20 năm

Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân tại Anh sau gần 20 năm

Trong một động thái cho thấy sự thay đổi lớn trong chiến lược an ninh của phương Tây, Mỹ được cho là đã tái triển khai vũ khí hạt nhân tới căn cứ không quân Lakenheath tại Anh, sau gần hai thập kỷ rút lui.
Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán hòa bình Ukraine

Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán hòa bình Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov mới đây khẳng định Tổng thống Nga - Vladimir Putin vẫn luôn để ngỏ khả năng đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Ukraine, với điều kiện Moscow đạt được các mục tiêu đặt ra từ đầu chiến dịch.
Nhật Bản: xóa thành công nhiễm sắc thể gây hội chứng Down bằng công nghệ CRISPR

Nhật Bản: xóa thành công nhiễm sắc thể gây hội chứng Down bằng công nghệ CRISPR

Một bước ngoặt mang tính lịch sử vừa diễn ra trong lĩnh vực y học di truyền khi các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 để loại bỏ thành công nhiễm sắc thể thừa gây hội chứng Down (trisomy 21) trên dòng tế bào người.
Thái Lan hoãn kế hoạch thu phí nhập cảnh đến năm 2026

Thái Lan hoãn kế hoạch thu phí nhập cảnh đến năm 2026

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa xác nhận sẽ hoãn triển khai kế hoạch thu phí nhập cảnh đối với du khách nước ngoài ít nhất đến đầu năm 2026, trong bối cảnh ngành du lịch nước này đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh từ thị trường khách Trung Quốc.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc

Một nghiên cứu đột phá vừa công bố đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa ô nhiễm không khí và các đột biến ADN gây ung thư phổi, đặc biệt ở những người chưa từng hút thuốc. Phát hiện này đang làm dấy lên lo ngại toàn cầu về tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe cộng đồng.
Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực cho 74 quốc gia

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực cho 74 quốc gia

Trung Quốc vừa công bố mở rộng chính sách miễn thị thực chưa từng có tiền lệ, cho phép công dân của 74 quốc gia nhập cảnh trong tối đa 30 ngày mà không cần xin visa. Đây được xem là nỗ lực mạnh mẽ của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy ngành du lịch và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động