Thứ năm 23/01/2025 08:11
Luật Thủ đô 2024

Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhiều điểm mới, đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước.
Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư
Hình ảnh đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành. Ảnh: Khánh Huy

Tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ra khỏi dự án đầu tư công

Luật Thủ đô 2024 cho phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của TP khi quyết định chủ trương đầu tư được tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.

Cùng với đó, để thu hút đầu tư, Luật Thủ đô 2024 quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành. Cụ thể, đối với thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Điều 39 có 2 quy định đặc thù: bổ sung 2 lĩnh vực văn hóa, thể thao được thực hiện đầu tư theo phương thức PPP; HĐND TP được quyết định tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của dự án trong những trường hợp cần thiết.

Đối với thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), Luật Thủ đô 2024 quy định cụ thể, chặt chẽ hơn các nguyên tắc, điều kiện đối với việc thanh toán hợp đồng BT bằng ngân sách Nhà nước (NSNN) hoặc bằng quỹ đất, bảo đảm minh bạch, khả thi khi thực hiện. Xác định rõ lĩnh vực và điều kiện được thực hiện đầu tư theo hợp đồng BT: giao thông vận tải; thủy lợi, thoát nước, xử lý nước thải với quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 200 tỷ đồng, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.

Quy định chặt chẽ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện dự án, thanh toán, quyết toán dự án và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với từng loại dự án đầu tư theo hợp đồng BT thanh toán bằng NSNN và thanh toán bằng quỹ đất.

Đối với hợp đồng BT thanh toán bằng NSNN, Luật Thủ đô 2024 xác định cụ thể các trường hợp được áp dụng (chủ yếu đối với dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển); tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư; nguồn vốn thanh toán và thời điểm thanh toán. Đối với hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất, Luật xác định rõ loại đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư; tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư; xác định thời điểm giao đất, thời điểm kinh doanh, khai thác dự án đối ứng có sử dụng đất. Các nội dung cụ thể sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết.

Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư
Hình ảnh trên cao khu vực Công viên Cầu Giấy, quận Cầu giấy, Hà Nội. Ảnh: Công Phương

Phân quyền về quyết định chủ trương đầu tư cho Hà Nội

Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định hiện hành, Luật Thủ đô 2024 đẩy mạnh phân quyền cho HĐND, UBND TP trong lĩnh vực đầu tư. Theo đó, HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức PPP thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành và các dự án đầu tư công, dự án PPP không sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương trên địa bàn TP.

Cụ thể: dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD không giới hạn tổng mức vốn đầu tư, bao gồm cả trường hợp sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên, di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên.

Dự án đầu tư công, dự án PPP không giới hạn tổng mức vốn đầu tư, dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường, hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật, dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Ngoài ra, HĐND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công, dự án PPP trên địa bàn TP có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao và các dự án: dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300ha đến dưới 500ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên, trừ dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

UBND TP quyết định lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và nước ngoài; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trong các lĩnh vực, phương thức thực hiện, phương thức thanh toán khác với quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Phổ biến Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân Phổ biến Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp Nhân dân
Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả phổ biến pháp luật Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả phổ biến pháp luật
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động