Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLupus ban đỏ là bệnh gì?
Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố lạ. Lupus ban đỏ là bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch “quay lại” tấn công chính các tế bào trong cơ thể, mất khả năng phân biệt “lạ - quen”. Lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan như da, tim, phổi, khớp,...
Theo thống kê, 90% người mắc lupus ban đỏ là nữ giới. Độ tuổi thường bị bệnh là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân. Bệnh lupus ban đỏ được chia thành 2 dạng là dạng đĩa và dạng hệ thống.
Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa có thể tiến triển sang bệnh lupus ban đỏ hệ thống, gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan ngoài da như thận, cơ xương khớp, tim mạch, thần kinh,… Tuy nhiên, tỷ lệ này không cao, trung bình chỉ khoảng 5% trường hợp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lupus ban đỏ
Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ ở mỗi người bệnh không giống nhau. Bệnh có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp của lupus bao gồm:
- Đau cơ và khớp: Người bệnh có thể đau và cứng khớp, có thể kèm sưng. Các khu vực bị đau và sưng cơ bao gồm cổ, đùi, vai và cánh tay trên.
- Sốt: Sốt cao trên 37 độ, ảnh hưởng đến nhiều người mắc bệnh lupus ban đỏ. Sốt thường xảy ra do viêm hoặc nhiễm trùng. Khi điều trị lupus ban đỏ bằng thuốc có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa sốt.
- Phát ban: Người bệnh có thể bị phát ban trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay, bàn tay. Dấu hiệu khá điển hình của bệnh lupus ban đỏ là phát ban đỏ hình cánh bướm trên mũi và má.
- Rụng tóc: Nhiều người bị bệnh lupus ban đỏ gặp tình trạng rụng tóc, xuất hiện các đốm loang lổ hoặc hói.
- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Hầu hết những người mắc bệnh lupus ban đỏ đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gắt có thể gây phát ban, mệt mỏi, sốt hoặc đau khớp ở người bệnh lupus ban đỏ.
- Loét miệng: Những vết loét thường xuất hiện trên vòm miệng, lợi, trong má và trên môi có thể gây đau hoặc khô miệng.
- Mệt mỏi kéo dài: Mệt mỏi hoặc kiệt sức ngay cả khi ngủ đủ giấc có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus bùng phát.
- Các vấn đề về trí nhớ: Nhiều người bị lupus ban đỏ gặp vấn đề về trí nhớ, chứng hay quên hoặc lú lẫn.
Biến chứng của lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng trên nhiều cơ quan như:
Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: Lupus ban đỏ có thể gây biến chứng trên thần kinh trung ương, khiến người mắc đau đầu, chóng mắt, thay đổi hành vi, ảnh hưởng thị lực, co giật hoặc thậm chí đột quỵ,…
Ảnh hưởng đến máu: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra những vấn đề về mạch máu như giảm số lượng tế bào hồng cầu, tăng nguy cơ chảy máu,….
Ảnh hưởng đến phổi: Bệnh lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc khoang ngực, thở đau, viêm phổi,…
Ảnh hưởng đến tim: Lupus ban đỏ có thể gây viêm cơ tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và trầm trọng hơn cơn đau tim.
Ảnh hưởng đến thận: Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng, dẫn đến suy thận (đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh lupus).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại