Thứ năm 23/01/2025 02:52

Đẩy nhanh tiến độ Đề án giãn dân phố cổ giúp bảo tồn di sản của Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố Hà Nội (đơn vị bầu cử số 2) tại quận Hoàn Kiếm vừa qua, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị thành phố Hà Nội hỗ trợ quận Hoàn Kiếm để Đề án giãn dân phố cổ được triển khai nhanh, giúp người dân có cuộc sống tốt hơn, chỗ ở rộng rãi, khang trang. Đồng thời, giúp bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu phố cổ của Hà Nội được hiệu quả, thúc đẩy phát triển văn hóa...
Đẩy nhanh tiến độ Đề án giãn dân phố cổ giúp bảo tồn di sản của Hà Nội
Phát huy giá trị di sản khu phố cổ của Hà Nội.

Về vấn đề này, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị quận Hoàn Kiếm chủ động triển khai thực hiện để giải quyết kiến nghị của cử tri. Đồng thời, quận cần tập trung giải quyết những việc trước mắt như vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, trật tự an ninh xã hội...

Đề án giãn dân phố cổ được thành phố Hà Nội phê duyệt vào năm 2013, với mục tiêu đưa ra là giảm mật độ dân cư khu phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020, tương ứng phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người dân.

Cụ thể, Đề án được thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ quý 4/2013 và hoàn thành vào quý 4/2016 sẽ thực hiện di dời khoảng 1.153 hộ dân. Để thực hiện kế hoạch này năm 2015, UBND thành phố Hà Nội chấp thuận cho quận Hoàn Kiếm triển khai xây dựng khu đô thị giãn dân phố cổ tại phường Việt Hưng, quận Long Biên.

Giai đoạn 2 dự kiến bố trí khoảng 30ha để di dời 5.020 hộ dân sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc. Việc thực hiện đề án giãn dân phố cổ dự kiến kết thúc vào năm 2020.

Tuy nhiên đến nay, Đề án này vẫn còn dang dở, chưa thể hoàn thành do nhiều nguyên nhân. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, có 2 đối tượng cần giãn dân. Một là đối tượng bắt buộc, gồm những hộ dân đang sinh sống trong các di tích, trường học… và hai là đối tượng giãn dân tự nguyện (cư dân sống tại các nhà cũ xuống cấp, có diện tích dưới 5m2). Quy mô giãn dân phố cổ bao gồm 10 phường trong khu vực phố cổ.

Có thể thấy, việc giãn dân phố cổ không những giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn, chỗ ở rộng rãi, khang trang hơn, mà quan trọng hơn là giúp bảo tồn di sản của Hà Nội. Nhưng, để triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả, các chuyên gia và người dân cùng chung nhận định, cần phải thay đổi tư duy trong vấn đề giãn dân phố cổ bởi đây là khu vực có tính đặc thù cao và cần có các chính sách, phương án riêng biệt, đột phá.

Bên cạnh đó cũng nên điều chỉnh lại chính sách bồi thường, hoặc có một cơ chế hợp tác giữa người dân, chính quyền và doanh nghiệp để có thể chia sẻ lợi ích, khai thác giá trị khu phố cổ. Hoặc có thể có nhiều cách thức để giảm tải áp lực cho khu phố cổ hiện nay để hài hòa các lợi ích, như giãn dân tại chỗ hoặc di dời…

Khu Phố cổ Hà Nội mang đậm bản sắc dân tộc Việt Khu Phố cổ Hà Nội mang đậm bản sắc dân tộc Việt
“Bảo tàng sống” của đô thị ngàn năm tuổi “Bảo tàng sống” của đô thị ngàn năm tuổi
Ban Mai
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động