Thứ năm 23/01/2025 11:59

Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng ngày 22/3 tại Hà Nội, Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế” do Báo Đầu tư tổ chức đã quy tụ những chuyên gia hàng đầu về du lịch, đại diện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành du lịch cùng phân tích, thảo luận và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy tốc độ phục hồi và phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn
Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 22/3 nhằm đề xuất những giải pháp để thúc đẩy thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Kể từ khi mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự khởi sắc nổi trội với số lượng khách du lịch tăng trưởng cao. Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu ghi nhận bởi lượng khách nội địa, sự phục hồi ở dòng khách quốc tế vẫn còn chậm trong khi bộ phận này chiếm tỷ trọng doanh thu lớn của toàn ngành.

Năm 2023, ngành du lịch đặt mục tiêu đón và phục vụ 8 triệu lượt khách quốc tế, đây là mục tiêu lớn của toàn ngành khi nhìn vào lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022.

Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế” do Báo Đầu tư tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia và các doanh nghiệp trong, ngoài nước thảo luận, phân tích những vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam, đề xuất những giải pháp thúc đẩy, thu hút dòng khách quốc tế, cũng như chia sẻ bài học kinh nghiệm thành công của các quốc gia trong khu vực nhằm hướng đến sự phục hồi và phát triển của toàn ngành.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Tổng Biên Tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh chia sẻ: “Du lịch là một trong những ngành kinh tế năng động nhất và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Tầm quan trọng của ngành du lịch trong tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng được đề cập trong một số mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình phát triển Liên hợp quốc – UNDP”.

Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên Tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế”

Thực tế cho thấy, trong gần 1 năm hoạt động du lịch chính thức mở cửa, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình quảng bá, kích cầu lớn, trong đó có hai chương trình là “Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn” thúc đẩy du lịch nội địa và “Live Fully in Vietnam” hướng tới thị trường quốc tế. Hàng loạt hoạt động liên kết hợp tác, kích cầu du lịch cũng đã được tổ chức tại các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc.

Trước tình hình kinh tế nhiều biến động hiện nay, việc phục hồi và phát triển ngành du lịch sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực như tạo nhiều cơ hội việc làm mới, hỗ trợ chuyển dịch lao động dôi dư các ngành sản xuất đang gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu thu hẹp. Bên cạnh đó, du lịch còn là ngành xuất khẩu tại chỗ hiệu quả cho các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất hàng lưu niệm, thời trang, chế tác vàng bạc đá quý. Đặc biệt, du lịch còn là động lực để phát triển ngành hàng không, các hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, thúc đẩy đầu tư công và đầu tư tư nhân.

Theo Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, Phó chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định triển vọng cho năm 2023 là lạc quan một cách thận trọng. Tiến sĩ Ribeiro chia sẻ: “Tần suất xuất hiện dày đặc trên nhiều kênh truyền thông có tiếng cùng các giải thưởng du lịch quốc tế năm 2022 có thể mang lại sự thay đổi cần thiết. Các dự đoán lạc quan hướng tới 10 triệu lượt khách quốc tế, hầu hết đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.”

Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn
Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, Phó chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu tham dự đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc và nút thắt cần tháo gỡ, những giải pháp hữu ích có thể triển khai theo từng giai đoạn cũng như bài học kinh nghiệm thành công của ngành du lịch Thái Lan, quốc gia mở cửa cùng thời điểm với Việt Nam và ghi nhận tốc độ phục hồi đạt 22%, trong khi ngành du lịch Việt Nam chỉ đạt 18,1%.

Nhận định về những vấn đề tồn tại, Tiến sĩ Ribeiro chỉ ra: “Nhận thức của công chúng và truyền thông về Việt Nam, thủ tục hành chính rườm rà, số nước được miễn thị thực giảm, khoảng cách từ các thị trường trọng điểm, nỗ lực quảng bá chưa tương xứng, rào cản ngôn ngữ và tỷ lệ khách quay lại thấp (so với Thái Lan) là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tính hấp dẫn của điểm đến Việt Nam trong mắt du khách quốc tế”.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng trong các yếu tố đang là rào cản thu hút khách quốc tế, những hạn chế từ chính sách thị thực mà Việt Nam đang áp dụng là một bất lợi. Đồng tình với nhận định này, Trưởng ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) Hoàng Nhân Chính cũng cho rằng, “Ngành du lịch cần chú trọng đặc biệt tới việc tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, bao gồm thị thực điện tử và miễn thị thực”.

Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) chia sẻ ý kiến tại Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế”

Theo Bà Nareekarn Srichainak, Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội, ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa và cảnh sắc thiên nhiên, chính vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm thu hút thành công khách quốc tế của Thái Lan để áp dụng cho ngành du lịch nước nhà.

Đẩy nhanh tốc độ “hồi sinh” ngành du lịch Việt Nam: Thị thực vẫn là rào cản lớn

Bà Nareekarn Srichainak, Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội chia sẻ bài học kinh nghiệm thu hút khách quốc tế của du lịch Thái Lan

Về các yếu tố giúp du lịch Thái Lan thành công thu hút khách quốc tế, Bà Nareekarn Srichainak chia sẻ, “Đầu tiên, chúng tôi xây dựng một môi trường chính sách kiến tạo, thiết lập trung tâm phản ứng y tế, phân cấp phân quyền địa phương nhằm ứng phó các vấn đề liên quan đến dịch bệnh. Tiếp theo là nâng cấp dịch vụ trong nước trong thời gian chờ khách du lịch nước ngoài quay lại. Bên cạnh đó, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các cơ quan y tế liên ngành để đảm bảo y tế và nâng cao nhận thức của người dân. Ngoài ra, chúng tôi cũng hợp tác mật thiết với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải nhằm tìm kiếm mô hình phù hợp có mức độ ảnh hưởng tiêu cực thấp nhất với các địa phương. Song song quá trình đó, chúng tôi cũng có những chương trình hợp tác quốc tế như chương trình “bong bóng” du lịch đường không với Ấn Độ.” Kết thúc phần chia sẻ kinh nghiệm, Bà Nareekarn Srichainak nhấn mạnh: “Thái Lan sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy phát triển du lịch.”

Thông qua Tọa đàm, các chuyên gia trong và ngoài nước, cũng như các lãnh đạo doanh nghiệp ngành du lịch cũng đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động truyền thông quốc tế, quảng bá hiệu quả du lịch Việt Nam, các giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, các giải pháp liên kết tạo sức mạnh cộng hưởng trong đa dạng hóa sản phẩm du lịch, giảm chi phí cho du khách,… hướng đến phục hồi và phát triển ngành du lịch toàn quốc trong giai đoạn tới.

Hà Nội: Đánh giá dự án thí điểm du lịch sinh thái Nông - Dược thuần Việt tại Phú Xuyên
Ngành du lịch, dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh khi Trung Quốc mở cửa du lịch đợt 2
Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?
Ngọc Vinh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động