Thứ hai 26/05/2025 11:43

Để Hà Nội trở thành đô thị xanh, sạch, phát triển bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TP Hà Nội đang đứng trước thời điểm bản lề, hoặc lựa chọn tiếp tục phát triển theo mô hình cũ với chi phí bảo vệ môi trường ngày càng đắt đỏ, hoặc chủ động chuyển đổi theo hướng xanh - sạch - bền vững, trở thành hình mẫu đô thị hiện đại trong khu vực.
Để Hà Nội trở thành đô thị xanh, sạch, phát triển bền vững
Các đoàn viên xã Hợp Tiến thu gom rác thải trên hồ Quan Sơn, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Minh Phong

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, mỗi năm trên địa bàn TP Hà Nội phát thải hàng triệu tấn CO₂, chủ yếu từ hoạt động của hơn 8 triệu phương tiện giao thông cá nhân... Cùng với đó, chất lượng không khí thường xuyên ô nhiễm ở mức đáng báo động, đặc biệt vào mùa đông và mùa xuân. Trước thực trạng này, TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều chính sách về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Điển hình là Kế hoạch số 149/KH-UBND về hành động tăng trưởng xanh của TP đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 228/KH-UBND của UBND TP về Triển khai thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn TP Hà Nội; các chương trình trồng cây xanh, lắp đặt điện mặt trời áp mái, phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch...

Ngày 13/5/2025, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND về Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội. Theo các chuyên gia, TP Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các cam kết về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Với vị thế là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, Thủ đô Hà Nội không chỉ chịu trách nhiệm dẫn dắt cả nước trong phát triển kinh tế – xã hội, mà còn đóng vai trò tiên phong trong kiến tạo mô hình đô thị sinh thái – bền vững ở khu vực Đông Nam Á.

Bằng hàng loạt chiến lược và chương trình hành động cụ thể của TP như tăng trưởng xanh, kiểm soát ô nhiễm không khí, tái cấu trúc giao thông công cộng, quản lý chất thải và mở rộng không gian xanh… đã cho thấy sự quyết liệt của TP Hà Nội hướng tới phát triển đô thị bền vững, tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường. TP Hà Nội đang đứng trước thời điểm bản lề, hoặc lựa chọn tiếp tục phát triển theo mô hình cũ với chi phí bảo vệ môi trường ngày càng đắt đỏ, hoặc chủ động chuyển đổi theo hướng xanh - sạch - bền vững, trở thành hình mẫu đô thị hiện đại trong khu vực.

Tôi cho rằng, để thực hiện được điều đó, TP Hà Nội không thể chỉ dừng ở các tuyên bố và kế hoạch dài hạn mà phải hành động ngay. Mỗi ngày chậm trễ là thêm một phần của tương lai bị đánh mất. Vì một Hà Nội xanh hơn, sạch hơn, sống tốt hơn - hành động hôm nay chính là đầu tư cho ngày mai.

Theo tôi, để Hà Nội thực sự trở thành một đô thị đáng sống, có sức chống chịu cao và đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, TP Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: đối với thể chế và chính sách, cần cụ thể hóa Luật Thủ đô sửa đổi thành các cơ chế đặc thù về quản lý không gian, đầu tư xanh, kiểm soát môi trường và huy động nguồn lực xã hội hóa. Về giải pháp hạ tầng và công nghệ, cần ưu tiên đầu tư cho hạ tầng xử lý nước thải, rác thải thông minh, hệ thống giao thông công cộng xanh, lưới điện thông minh và các ứng dụng giám sát môi trường theo thời gian thực. Bên cạnh đó, TP Hà Nội cần tăng cường giáo dục và thay đổi hành vi cộng đồng. Xây dựng văn hóa sống xanh từ nhà trường, công sở tới cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh truyền thông môi trường gắn với chuyển đổi lối sống bền vững.

Hà Nội điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất tại quận Tây Hồ: thêm 17 dự án trọng điểm Hà Nội điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất tại quận Tây Hồ: thêm 17 dự án trọng điểm
Cận cảnh Bến xe Yên Sở đang thành hình ở phía Nam Hà Nội Cận cảnh Bến xe Yên Sở đang thành hình ở phía Nam Hà Nội
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động