Thứ ba 06/05/2025 16:22

Đề xuất Thủ tướng chỉ định Chủ tịch tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa được công bố, một loạt thay đổi mang tính lịch sử trong tổ chức chính quyền địa phương sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố mới hình thành sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Đề xuất Thủ tướng chỉ định Chủ tịch tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập
Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố mới sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Dự thảo Nghị quyết xác định, từ 1/7/2025, các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ chính thức kết thúc hoạt động. Đây là một phần trong lộ trình cải tổ bộ máy hành chính theo tinh thần Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị, hướng đến tinh gọn tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ.

Sau khi nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các cơ quan mới sẽ không tổ chức bầu cử các chức danh như trước. Thay vào đó, Quốc hội và Chính phủ sẽ tiến hành chỉ định nhân sự lãnh đạo, từ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND đến Trưởng các Ban của HĐND, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, cũng như các chức danh lãnh đạo tại UBND cấp tỉnh và cấp xã.

Đây là một bước thay đổi quan trọng: Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyền chỉ định Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi hoàn tất quá trình sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực HĐND các cấp cũng sẽ đảm nhận quyền chỉ định các chức danh còn lại trong HĐND và UBND.

Theo lý giải của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, việc áp dụng cơ chế chỉ định là cần thiết trong bối cảnh đặc biệt của đợt sắp xếp lần này. Việc nhập tỉnh, kết thúc cấp huyện và tổ chức lại cấp xã diễn ra đồng thời trên quy mô toàn quốc, khiến việc tổ chức bầu cử trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021 – 2026 không còn khả thi.

Dù được chỉ định, việc lựa chọn nhân sự vẫn phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, do cấp ủy có thẩm quyền trực tiếp quản lý cán bộ tiến hành. Cơ chế này được xác định chỉ áp dụng trong năm 2025, phục vụ riêng cho quá trình sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sửa đổi Hiến pháp. Từ nhiệm kỳ 2026 – 2031 trở đi, các chức danh lãnh đạo trong HĐND và UBND sẽ tiếp tục được bầu cử theo quy định hiện hành.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc áp dụng cơ chế chỉ định là để bố trí, điều chuyển hợp lý đội ngũ cán bộ đang công tác tại cấp huyện sang các cấp mới. Đồng thời, đây cũng là giải pháp giúp chính quyền địa phương hoạt động ổn định, không gián đoạn trong giai đoạn chuyển tiếp.

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn và triển lãm thành tựu nhân kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn và triển lãm thành tựu nhân kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
Vũ Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động