“Đổi tiền lẻ, đổi ngoại tệ” rồi... nẫng hàng chục tỷ đồng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo Chinh tại tòa |
Đáng chú ý, vụ án này từng được đưa ra xét xử vào cuối năm 2022, nhưng bị trả hồ sơ 2 lần để yêu cầu làm rõ các nội dung đổi tiền lẻ, đổi ngoại tệ và làm rõ các đối tượng nhận tiền của Ngô Thị Chinh. Kết quả điều tra bổ sung kết luận, việc bị cáo đã chiếm đoạt 24 tỷ đồng thông qua hình thức đổi tiền lẻ mới, đổi ngoại tệ. Như vậy, số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại trong vụ án là hơn 33,5 tỷ đồng (cáo trạng cũ hơn 9,9 tỷ đồng).
Theo cáo trạng, Ngô Thị Chinh là lao động tự do nhưng tự giới thiệu bản thân có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Tài chính, hứa hẹn có thể “chạy” công tác vào ngành CA và mua xe thanh lý, đổi tiền mới. Trong số các bị hại có ông Lê Minh H, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khoảng đầu năm 2018, khi quen biết nhau, Chinh giới thiệu mình là cán bộ công tác tại Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an, hứa hẹn xin cho con trai ông H vào ngành CA. Ông H đưa cho Chinh hơn 2,3 tỷ đồng.
Để tạo lòng tin, Chinh gửi tin nhắn cho ông H ảnh chụp văn bản có nội dung về việc con trai ông H được “gọi quay lại ngành theo chỉ tiêu bổ sung”. Đặc biệt, văn bản trên có hình con dấu và chữ ký của lãnh đạo CQCA. Sau khi nhận tiền, Chinh viết giấy nhận nợ, giấy vay tiền thể hiện Chinh còn nợ vợ chồng ông H 25 tỷ đồng, trong đó có 700 triệu đồng để xin việc cho con trai ông H. Bảo đảm cho khoản nợ, Chinh giao cho ông H 2 "sổ đỏ".
Tại CQĐT, ông H chỉ tố cáo và yêu cầu Chinh hoàn trả lại 700 triệu đồng. Hiện, Chinh mới trả lại 500 triệu đồng, còn chiếm đoạt 200 triệu đồng. Ngoài ra, Chinh còn nhận tiền của các cá nhân khác với chiêu lừa mua xe ô tô thanh lý. Bị cáo thừa nhận, do ở cùng xã Kim Nỗ và nhiều lần đến quán bia “Quách Tỉnh” của Chinh nên ông Lê Thanh T, SN 1969, quen biết Chinh. Khoảng tháng 10/2020, Chính hứa hẹn đứng ra mua chiếc ô tô AudiQ7 do Bộ Tài chính bán thanh lý với giá 950 triệu đồng.
Vì tin tưởng nên ông T đã chuyển cho Chinh 740 triệu đồng. Nhằm tạo lòng tin, Chinh gửi cho ông T hình ảnh 2 văn bản có đóng dấu của Bộ Tài chính và chữ ký đề “Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính” về việc thanh lý chiếc xe trên.
“Sập bẫy” tương tự, anh Nguyễn Tất S, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, đứng ra cầm tiền của bạn bè, người thân để mua 11 xe ô tô thanh lý gồm xe Audi Q7, Toyota Camry, Toyota ALTIS. Anh S đã đưa cho Chinh hơn 2,7 tỷ đồng. Chinh không giao xe cũng không trả lại tiền cho anh S. Trong số các bị hại thì ông Lê Minh H bị thiệt hại nặng nề nhất với số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Cáo trạng nêu, từ ngày 25/1/2019 đến 25/10/2019, ông H đã chuyển khoản cho Chinh 261 lần số tiền hơn 75,1 tỷ đồng. Sau khi đổi được tiền mới, Chinh đã giao trực tiếp cho ông H và chốt số tiền theo từng ngày giao dịch, song không có sổ sách, giấy tờ. Quá trình giao dịch, Chinh chỉ đổi được số lượng nhỏ tiền mới nhưng vẫn nói với ông H chuyển thêm tiền.
Ông H nhiều lần yêu cầu Chinh trả tiền. Bị cáo đã viết giấy vay tiền mặt, xác nhận còn nợ ông H 25 tỷ đồng. Thời gian này, Chinh đưa cho ông H các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích chứng minh năng lực tài chính. Ngoài ra, bị cáo còn gửi văn bản và biên bản làm việc giả mạo Bộ Tài Chính với nội dung “Bộ Tài chính cam kết trả lại số tiền 21,3 tỷ đồng cho Ngô Thị Chinh”.
Quá trình điều tra, đến nay, Chinh xác nhận đã đổi và trả cho ông H hơn 51 tỷ đồng, còn chiếm đoạt 24 tỷ đồng. Chinh khai nhận, đã đưa số tiền trên cho đối tượng tên Tuấn, không rõ họ tên, địa chỉ cụ thể. CQĐT đã xác minh nhưng không có đối tượng trên.
Tuy nhiên, toà chưa thể ra phán quyết vì vắng mặt một số bị hại. HĐXX của TAND TP Hà Nội đã quyết định hoãn phiên tòa.
"Chế" hồ sơ giải ngân để "nẫng" hàng chục tỷ đồng của ngân hàng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại