Thứ năm 24/07/2025 16:02
Trước thông tin trẻ đăng ký vào cơ sở mầm non công lập tăng đột biến:

Giải bài toán quy hoạch xây dựng trường ở Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước thực tế quỹ đất nội thành của TP Hà Nội ngày càng khó đáp ứng được nhu cầu xây dựng trường công lập bởi tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh trong thời gian qua. Rất mong các Sở, ban, ngành vào cuộc quyết liệt nhằm từng bước bảo đảm diện tích mặt bằng trên mỗi học sinh để chất lượng giáo dục TP ngày một nâng cao.
Các gia đình công nhân, viên chức, lao động đều mong muốn con em được học trong các trường công lập
Các gia đình công nhân, viên chức, lao động đều mong muốn con em được học trong các trường công lập

Mong người dân chia sẻ để các cấp có lộ trình

Tháng 7 vừa qua, trường Mầm non Hoàng Liệt đã tổ chức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp cho năm học 2022-2023. Tuy nhiên, tổng số hồ sơ vượt xa so với số dự kiến tuyển sinh và khả năng tiếp nhận của nhà trường. Cụ thể, nhà trường đã nhận được 939 hồ sơ nhưng trường chỉ đáp ứng được 559 chỉ tiêu. Trong khi năm học mới đã cận kề, việc giải bài toán đáp ứng chỗ học cho con em càng trở lên bách hơn khi nào hết.

Theo khảo sát của phường Hoàng Liệt, địa bàn hiện có hơn 8.100 trẻ trong độ tuổi mầm non, trong đó, hơn 6.600 trẻ 2-5 tuổi. Trong khi trường Mầm non Hoàng Liệt là trường công lập duy nhất trên địa bàn. Ngoài ra, phường cũng có 5 trường mầm non ngoài công lập và 79 nhóm lớp độc lập.

Một lãnh đạo của Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho biết: Vì điều kiện cơ sở vật chất nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu của người dân trên địa bàn. Đây cũng là điều rất trăn trở của các cấp ngành, mong các bậc phụ huynh chia sẻ với ngành giáo dục, trường và phường.

Sở dĩ năm nay trường không thể đáp ứng đủ chỗ học, ngoài nguyên nhân gia tăng dân số còn do sự xuống cấp của một số cơ sở, trong khi đó nhiều trường, nhóm lớp tư thục trên địa bàn đã giải thể sau đại dịch. Ngoài ra địa bàn có thêm 4 tòa chung cư xây mới, tới đây toàn phường Hoàng Liệt có tổng 89 chung cư.

Sắp tới, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tiếp tục tham mưu UBND quận để xây dựng thêm 2 trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Vì vậy chính quyền cũng tha thiết mong người dân chia sẻ để các cấp có lộ trình.

Qua tìm hiểu được biết, ngoại trừ các gia đình có điều kiện cho con em theo học các trường ngoài công lập (trường quốc tế, trường tư), thì phần lớn con em các gia đình viên chức, công nhân, người lao động… đều mong muốn con được học trường công. Nhưng vì “cung không đáp ứng đủ cầu” nên cơ hội vào trường công lập của nhiều em nhỏ ngày càng trở lên khó khăn và xa vời.

Tháo gỡ quỹ đất cho trường công lập

Những năm vừa qua, lãnh đạo TP đã chỉ đạo quyết liệt về vấn đề thiếu trường, lớp công lập cho học sinh các cấp. Nên luôn có những ưu tiên quỹ đất trước nhất cho trường học. Đơn vị, DN, Cty nào không phù hợp với địa bàn sẽ được yêu cầu di dời ra ngoại thành, đồng thời đền bù tiền, đất cho DN lựa chọn để ưu tiên cho quỹ đất nội thành xây trường, vì ngoại thành hiện nay vẫn đang còn đất.

Những nơi không còn quỹ đất như các quận nội thành sẽ cho phép nâng tầng, nhưng bảo đảm an toàn cho trẻ, bố trí học sinh học ở các tầng thấp, cán bộ giáo viên làm việc tại tầng cao. Hạn chế xây dựng các nhà chung cư cao tầng tại khu vực nội thành để giảm học sinh do tăng dân số cơ học. Bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học.

Đánh giá thực trạng trường công lập đến hết năm 2021: Năm học 2021-2022, toàn TP có 2.835 trường mầm non, phổ thông và 01 trường trung cấp chuyên nghiệp với 70.199 lớp, 2.206.906 học sinh, 138.090 giáo viên, 72.796 phòng học.

Theo Quy hoạch mạng lưới trường học của TP Hà Nội đã được phê duyệt thì đến năm 2030, TP cần cải tạo và xây mới 1.215 trường học, trong đó: Giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu số trường xây mới là 357 với 22.330 tỷ đồng (231 trường công lập và 126 trường ngoài công lập); Giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu xây mới 580 trường học với tổng kinh phí 40.360 tỷ đồng (331 trường công lập và 249 trường ngoài công lập).

Việc cải tạo, xây mới nhiều trường, lớp học ngoài chuyện đáp ứng cho tất cả số học sinh được đi học thì mục tiêu của TP Hà Nội sẽ phải giảm dần áp lực sĩ số từng lớp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, Hà Nội hiện có 108 dự án xã hội hóa với tổng mức đầu tư đăng ký trên 15.250 tỷ đồng, sử dụng 1.926.230 m2 đất; có 72 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 38 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động. Trung bình hàng năm huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách khoảng 2.800 tỷ đồng xây dựng trường lớp học ngoài công lập.

Nhìn vào thực tế có thể thấy việc đáp ứng được trường công lập bên cạnh yếu tố khách quan như dân số cơ học tăng quá nhanh, dẫn đến áp lực lên trường công. Còn có cả yếu tố chủ quan, về tầm nhìn quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Cụ thể: Trong công tác quy hoạch, các quận, huyện, thị xã và Sở Quy hoạch Kiến trúc TP phải tính toán đến việc dân số sẽ gia tăng, để còn dành quỹ đất cho việc xây trường học theo quy định của pháp luật; Đối với những nơi đã có quy hoạch hoặc chủ trương dành quỹ đất cho việc xây trường thì trong công tác quản lý Nhà nước phải thật nghiêm. Kiên quyết không thể chuyển đổi đất xây trường thành các dự án khác.

Để làm được những điều trên, cùng với mong muốn ngày càng nhiều học sinh được tiếp cận với môi trường công lập, rất mong chính quyền các cấp và các Sở, ngành liên quan tiến hành rà soát, tham mưu cho TP kiên quyết thu hồi và không cấp mới những dự án trong nội đô để dành quỹ đất xây trường.

Bởi chỉ khi làm tốt công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch, thu hồi các dự án treo…, thì mới đảm bảo trong thời gian tới sẽ có nhiều ngôi trường công được xây mới. Và khi bài toán quy hoạch xây dựng thêm các trường công lập tại ở Hà Nội được giải, sẽ góp phần giảm áp lực cho vấn đề được vào trường công, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó sẽ giúp TP đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều lao động trình độ cao, bởi chính những thay đổi tích cực cho giáo dục.

Hiện nhu cầu dành quỹ đất để xây trường học ở TP Hà Nội còn rất lớn. Ðây là nhiệm vụ khó khăn, bởi quỹ đất trong nội thành gần như không còn. Trước áp lực thiếu quỹ đất xây trường học, hàng loạt quận nội thành kiến nghị thu hồi diện tích đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm Luật Đất đai để xây dựng trường học.
Xem xét tổ chức hoạt động bán trú cho học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12
Cần mở cửa trường học ở tất cả các cấp, bất kể tình trạng tiêm chủng của trẻ
Hà Nội cho ý kiến về xây dựng trường học, nâng cấp hệ thống y tế
Làm tốt công tác phòng, chống dịch tại các trường học
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phường Ba Đình khánh thành “Nhà Đại đoàn kết” cho phụ nữ nghèo đơn thân giữa mùa mưa bão

Phường Ba Đình khánh thành “Nhà Đại đoàn kết” cho phụ nữ nghèo đơn thân giữa mùa mưa bão

Sáng 24/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Ba Đình (Hà Nội) tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà Đại đoàn kết” cho bà Vũ Thị My, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sống tại ngõ 18 phố Ngọc Hà.
Hà Nội: người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID làm thủ tục lên tàu bay

Hà Nội: người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID làm thủ tục lên tàu bay

Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) - Công an TP Hà Nội vừa phối hợp Đồn Công an Nội Bài và Đội Công nghệ thông tin thuộc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VNeID trong quá trình check-in, làm thủ tục lên tàu bay.
Cô gái trẻ xúc động trước cuộc gọi bất ngờ từ Cảnh sát giao thông

Cô gái trẻ xúc động trước cuộc gọi bất ngờ từ Cảnh sát giao thông

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giữa mưa lớn, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 4 – Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đã phát hiện và kịp thời trao trả chiếc ví chứa nhiều giấy tờ, tài sản quan trọng cho người đánh rơi.
Hà Nội: đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng

Hà Nội: đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Dán tờ rơi, vẽ bậy là vi phạm pháp luật

Dán tờ rơi, vẽ bậy là vi phạm pháp luật

Tình trạng dán tờ rơi, quảng cáo và vẽ bậy trái phép tại Hà Nội diễn ra ở mức độ phổ biến rộng khắp. Người dân dường như đã quen thuộc với hình ảnh cột điện, tủ điện, trạm biến áp bị dán chằng chịt các loại quảng cáo, rao vặt.
Không phát hiện nồng độ còn và ma túy từ lái “xe điên” trên phố Khâm Thiên

Không phát hiện nồng độ còn và ma túy từ lái “xe điên” trên phố Khâm Thiên

Khoảng 17h ngày 23/7, xe bán tải hiệu Ford bất ngờ mất lái chồm lên nhiều xe máy tại số 18 phố Khâm Thiên, Hà Nội...
Bão số 4 trên biển Đông gây gió giật cấp 11, biển động rất mạnh

Bão số 4 trên biển Đông gây gió giật cấp 11, biển động rất mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 24/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 118,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Dự báo thời tiết 24/7: Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa to vài nơi; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 24/7: Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa to vài nơi; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 24/7.
Biển Đông đón bão số 4 (bão COMAY); mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An

Biển Đông đón bão số 4 (bão COMAY); mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối 23/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (có tên quốc tế là COMAY), trở thành cơn bão số 4 trên biển Đông.
Đoàn Việt Nam giành 5 huy chương Olympic vật lý quốc tế 2025

Đoàn Việt Nam giành 5 huy chương Olympic vật lý quốc tế 2025

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam dự Olympic vật lý quốc tế (IPhO) năm 2025 giành 1 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc.
Thêm 1.132 học sinh Hà Nội được học lớp 10 công lập

Thêm 1.132 học sinh Hà Nội được học lớp 10 công lập

Tổng số học sinh được tuyển bổ sung vào các trường và học sinh trúng tuyển vào 2 trường THPT mới theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
Lời nhắn nhủ của rapper Đen Vâu đến thủ khoa đặc biệt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Lời nhắn nhủ của rapper Đen Vâu đến thủ khoa đặc biệt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Mới đây, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 Nguyễn Việt Hưng (lớp 12 Anh, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) bất ngờ nhận được món quà đặc biệt từ chương trình "Cà phê sáng" của VTV3.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động