Thứ năm 17/04/2025 00:42

Giữ “nếp làng” trong lòng phố

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trái ngược với dáng vóc hiện đại của những ngôi nhà cao tầng, trong không gian Hà Nội vẫn lưu giữ nếp làng qua các mùa lễ hội như một nốt trầm giữa bản nhạc đời sống phố thị.
Điệu múa Con đĩ đánh bồng là nét độc đáo nhất trong lễ hội làng Triều Khúc.  Ảnh: Khánh Huy
Điệu múa Con đĩ đánh bồng là nét độc đáo nhất trong lễ hội làng Triều Khúc. Ảnh: Khánh Huy

Ngày 15/3 (tức 6/2 âm lịch), tại cụm di tích đền, chùa, đình Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tưng bừng tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm 1.984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tiếng trống hội vang khắp ngõ phố, mỗi năm đến hội, người dân khu phố và những người con đi làm xa lại nhắc nhở nhau về dự lễ. Kể từ năm 2020, cụm di tích đền, chùa, đình Hai Bà Trưng được công nhận Cụm di tích Quốc gia đặc biệt, quy mô tổ chức lễ hội lớn hơn, trọng thể hơn.

Đây là dịp tưởng nhớ công ơn lớn lao của Hai Bà Trưng và các danh tướng, nghĩa sĩ, khắp cả nước. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từng được mệnh danh là cuộc khởi nghĩa làm chấn động cõi trời Nam, đến nay vẫn được nhắc tới là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo.

Năm 2019, lễ hội chùa Láng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nhằm phát huy hơn vai trò của di sản với công tác giáo dục truyền thống tới các thế hệ, năm 2023, lễ hội chùa Láng (tổ chức ngày 7/3 âm lịch hàng năm) lần đầu tiên được phục dựng đầy đủ các nghi thức truyền thống. Nổi bật là nghi thức: Độ hà, Đấu thần, Hội trận… là những nghi thức độc nhất vô nhị trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.

Những ngày đầu xuân, lễ hội làng Triều Khúc (quận Thanh Trì, Hà Nội) với nét độc đáo của điệu múa Con đĩ đánh bồng là một trong số hội làng được chú ý nhất hiện nay. Cứ đến ngày 9/1 âm lịch, ngoài phần nghi thức truyền thống, tiết mục Con đĩ đánh bồng - điệu múa cổ đất Thăng Long trình diễn giữa lòng phố được đánh giá là điểm nhấn ấn tượng nhất khi giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống. Hình ảnh trai làng Triều Khúc tô son, điểm phấn uyển chuyển trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, miệng cười, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống bồng có sức cuốn hút đến kỳ lạ. Đến nay, điệu múa Con đĩ đánh bồng được đánh thức trong các mùa lễ hội du lịch Thủ đô, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống đất kinh kỳ.

Thống kê hiện nay, khu vực nội thành có 221 lễ hội truyền thống rải khắp 12 quận. Trong đó có 9/19 lễ hội truyền thống được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như lễ hội làng Lệ Mật, đình Trường Lâm (quận Long Biên), hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ), lễ hội chùa Láng (quận Đống Đa),…

Việc giữ lại nét độc đáo của lễ hội truyền thống là chủ trương của ngành văn hóa TP Hà Nội để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Có nên đốt vàng mã theo phong tục “trần sao âm vậy”?
Quận Tây Hồ: phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng bền vững
Xem lễ hội kén rể nghìn năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 1513/ BVHTTDL-VHCSGĐTV về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30/6, mang chủ đề truyền thông “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!
Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Trong mắt con cái, cụ Ngô Tất Tố là người cha nghiêm khắc, thức thời, luôn dạy các con sống đẹp và đi theo cách mạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động