Thứ hai 03/02/2025 13:15

Gỡ rào cản, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 trong Phiên Chuyên đề 1: “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt khó", PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.
Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề 1: “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ DN vượt khó” Ảnh: Quochoi.vn
Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề 1: “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ DN vượt khó”. Ảnh: Quochoi.vn

Hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin - cho”

Với tham luận “Khơi thông nguồn lực, phát huy nội lực để nền kinh tế sớm phục hồi và bứt phá phát triển," PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết nhìn vào thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam, có hai vấn đề lớn đặt ra. Đó là động lực tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng suy giảm liên tục và kéo dài. Trong gần 40 năm đổi mới, dù mức tăng trưởng bình quân không thấp, song cứ sau mỗi giai đoạn 10 năm, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam lại bị giảm gần 1% tốc độ bình quân. Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam lại chứa đựng nhiều nghịch lý. DN Việt Nam giỏi chống chịu, "sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành”.

Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm, số DN rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập. Đây là một tỷ lệ không bình thường, cho thấy “tuổi thọ” của DN không cao và cũng có nghĩa là cơ sở tăng trưởng cho những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, từ góc độ DN Việt, bị suy giảm mạnh. Mặt khác, là nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn. Đến hết tháng 8/2023, giải ngân đầu tư công được cải thiện rõ rệt so với các năm trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mức độ tiến triển vẫn được coi là chậm khi chỉ đạt 39,6% kế hoạch.

PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, ông Trần Đình Thiên gợi mở, cần xác lập các điều kiện như hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin - cho”, “hành chính”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường (cạnh tranh); bảo đảm “Tam thông” trong quá trình vận hành hệ thống (thông suốt về hạ tầng; thông thoáng về cơ chế; thông minh trong vận hành).

PGS.TS.Trần Đình Thiên cũng nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể cần quan tâm như: định hình lại cấu trúc nền kinh tế thị trường “nhất nguyên”, củng cố cơ sở thực hiện đúng đường lối “nội lực – ngoại lực” của Đảng; quan tâm phát triển lực lượng DN Việt theo hướng “khác biệt về chức năng kinh tế, bình đẳng về tư cách thị trường”, “không xin – cho”, không phân biệt đối xử trong phân bổ nguồn lực; thúc đẩy phát triển đồng bộ các thị trường, đặc biệt là thị trường đất đai đồng nhịp các giải pháp kinh tế, hành chính, pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

DN đang đối diện với nhiều rào cản

Trình bày tham luận, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI nhận định các DN Việt Nam đang đối diện với những thách thức to lớn. Theo ông Tuấn, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng số DN đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường vẫn giảm nhẹ khoảng 0,03% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý số DN ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 15,6% so với 8 tháng đầu năm 2022 lên tới 124.700 DN. "Đây là một chỉ báo quan trọng cho thấy "sức khỏe" của khu vực DN đáng báo động", ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng đề cập một số rào cản, khó khăn tiêu biểu của các DN Việt Nam như: chất lượng cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhưng hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế. Chất lượng hầu hết các loại cơ sở hạ tầng nhìn chung chậm cải thiện, với xu hướng đi ngang hoặc thậm chí giảm trong năm qua; Chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của DN Việt Nam. Thực tế, các DN phản ánh chi phí kinh doanh tại Việt Nam hiện nay vẫn còn cao, gồm: các chi phí có liên quan đến lao động; chi phí tài chính cho Nhà nước ngoài thuế; chi phí vốn; chi phí vận tải, logistics. Rào cản về chi phí kinh doanh cao làm giảm tính cạnh tranh và khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế.

Trong bối cảnh các chính sách thu hút đầu tư mà Việt Nam áp dụng từ trước đến nay như ưu đãi thuế đang bị chặn lại do chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, thì việc thu hút vốn để tạo đủ việc làm cho nền kinh tế vẫn phải là mục tiêu hàng đầu. Ngoài những khó khăn nêu trên còn một số thách thức như: chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật cần tiếp tục được cải thiện; các DN sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả; DN tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với DN xuyên biên giới.

Theo kết quả khảo sát DN năm 2022 của VCCI, khó khăn lớn nhất mà các DN tư nhân Việt Nam đang gặp phải là tiếp cận vốn. Cụ thể, trong năm 2022 tiếp cận vốn đã trở thành vấn đề lớn nhất với khoảng 55,6% DN phản ánh, tăng liên tục từ con số 34,8% của năm 2019, 40,7% của năm 2020 và 46,9% của năm 2021.
Hà Nội: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư
Hà Nội hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
Tháo gỡ khó khăn về mỏ vật liệu cho Dự án Vành đai 4
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Kết thúc 2024 – năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.
PDR công bố báo cáo tài chính Quý 4/2024: Doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng 27 lần

PDR công bố báo cáo tài chính Quý 4/2024: Doanh thu từ hoạt động cốt lõi tăng 27 lần

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý 4/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu thuần đạt 1.844 tỷ, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 478 tỷ và 370 tỷ VNĐ.
Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Mỗi chuyến bay là một hành trình độc đáo, chất chứa những câu chuyện riêng biệt của từng con người. Với thông điệp đó, MV “Bay không ngần ngại” chính thức ra mắt, như một lời khích lệ mỗi người hãy bay cao, bay xa mà không ngần ngại.
Tỷ giá USD hôm nay 3/2/2025: đồng USD duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 3/2/2025: đồng USD duy trì đà tăng

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 3/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.325 đồng.
Cập nhật bảng giá xe ô tô hãng Porsche tháng 2/2025

Cập nhật bảng giá xe ô tô hãng Porsche tháng 2/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche của các dòng như Panamera, Macan, 911 GT3, Cayenne, Taycan, 718 Boxster, 718 Cayman, 911 Carrera, 911 Turbo, 911 Targa và Macan EV...
Giá xăng dầu hôm nay 3/2/2025: giá xăng dầu thế giới bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 3/2/2025: giá xăng dầu thế giới bật tăng

Giá xăng dầu thế giới bắt đầu tuần mới bằng cú bật tăng sau khi Mỹ áp thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Mexico, Canada và Trung Quốc.
Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới tiềm năng cho thị trường bất động sản.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1 ghi nhận giao dịch tích cực ở hầu hết cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn. Nhờ đó, VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
BMW iX 2025 chính thức ra mắt: công suất tối đa 650 mã lực, phạm vi di chuyển ấn tượng

BMW iX 2025 chính thức ra mắt: công suất tối đa 650 mã lực, phạm vi di chuyển ấn tượng

BMW vừa chính thức trình làng phiên bản nâng cấp của mẫu SUV điện iX 2025 với nhiều cải tiến đáng chú ý về hiệu suất, thiết kế và trang bị. Đây là động thái nhằm thúc đẩy doanh số của dòng xe điện này, góp phần giúp BMW đạt mục tiêu 50% tổng lượng xe bán ra là ô tô điện vào năm 2030.
Bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử

Bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ mang lại cơ hội bứt phá về doanh thu cho DN Việt mà còn là nền tảng để các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tương lai ngành ô tô 2025: xe điện chững lại, hybrid và công nghệ lái tự động lên ngôi

Tương lai ngành ô tô 2025: xe điện chững lại, hybrid và công nghệ lái tự động lên ngôi

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm và sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng xe Trung Quốc, ngành công nghiệp ô tô năm 2025 đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những đột phá công nghệ trong xe hybrid, phần mềm điều khiển và xe tự hành hứa hẹn sẽ định hình lại thị trường trong tương lai.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động