Thứ tư 16/07/2025 06:50
Luật Thủ đô (sửa đổi):

Góp ý về quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các chuyên gia đại diện các Bộ, Sở, ngành đã đưa ra nhiều góp ý tâm huyết, thiết thực vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực văn hóa, thể thao (VHTT).
Hội nghị nghe ý kiến của các chuyên gia Bộ, Sở ngành về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng 26/1.                    Ảnh: Công Phương
Hội nghị nghe ý kiến của các chuyên gia Bộ, Sở ngành về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng 26/1. Ảnh: Công Phương

Nhà đầu tư mong muốn

Sáng 26/1, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo về "Phát triển công nghiệp văn hóa; bảo vệ, phát huy, khai thác di sản văn hóa; Cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực VHTT, giáo dục, y tế" phục vụ giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tại hội nghị, đại diện Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội thông tin về hiện trạng quản lý, sử dụng, khai thác quản lý tài sản công trong lĩnh vực VHTT. Cụ thể, hệ thống thiết chế VHTT; điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao do các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP quản lý tính đến 01/4/2023 hiện có: Tổng số: 383 công trình, điểm sinh hoạt văn hoá thể thao. Trong đó: UBND TP quản lý trực tiếp 01 thiết chế; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP quản lý 350 thiết chế, điểm sinh hoạt văn hoá thể thao; Sở Văn hoá và Thể thao quản lý 27 thiết chế, công trình văn hoá, thể thao; Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội quản lý 05 thiết chế, công trình.

Toàn TP có: 84 thiết chế VHTT/30 quận, huyện, thị xã. Cụ thể: 29 nhà văn hóa cấp huyện, 26 trung tâm TDTT cấp huyện, 04/30 tổ hợp Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao; 10 thiết chế khác; 125/579 xã, phường, thị trấn có công trình Trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã; 4.656/5.476 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa/điểm sinh hoạt cộng đồng.

Hiện tại, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế VHTT cơ sở được Thành ủy - HĐND - UBND TP quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của các đơn vị VHTT TP từng bước nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và đã hướng mạnh về cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống các thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn TP đã có sự phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện.

Các công trình VHTT cấp TP, cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp; nhiều quận, huyện đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng và phát huy các thiết chế văn hóa thể thao, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân.

Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động có hiệu quả của các thiết chế này vẫn còn việc đầu tư, quản lý, khai thác và tổ chức hoạt động của các thiết chế VHTT cấp TP, trung tâm VHTT cấp xã, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố còn vướng mắc, chưa hiệu quả. Cụ thể, về cơ chế, chính sách; việc khai thác, phát huy các thiết chế VHTT; phân cấp phân quyền; nguồn kinh phí đầu tư,...

Tại hội thảo, các đại biểu cũng nêu có những công trình mà nhiều nhà đầu tư mong muốn, nhưng có những công trình VHTT muốn phát huy thì lại không có cơ chế đầu tư vì vướng Luật Quản lý, sử dụng tài sản; vướng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa quy định đối với lĩnh vực VHTT.

Nghiên cứu mô hình PPP

Tại hội nghị, các đại biểu cùng chia sẻ về Điều 38. Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo đó, tại Điều 38 nêu: áp dụng phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là PPP) đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô.

Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc lĩnh vực VHTT thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật có liên quan.

Bởi lẽ, theo Luật Đầu tư, các dự án PPP vẫn tập trung ở lĩnh vực giao thông mà chưa triển khai trong các lĩnh vực khác. Trong khi đó, nhu cầu thu hút vốn đầu tư tư nhân ở các ngành khác như lĩnh vực như văn hóa, y tế, giáo dục rất tiềm năng, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng chưa được triển khai.

Lợi thế của mô hình PPP là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao và sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân; Tăng cường hiệu quả trong việc quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả tiềm năng của các cơ sở hạ tầng; Thu hút được các nguồn lực của các nhà đầu tư để đầu tư phát triển hạ tầng và khai thác các dịch vụ sau đầu tư,...

Tại hội nghị, các chuyên gia, Bộ, Sở ngành đã đưa ra nhiều góp ý tâm huyết, thiết thực vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực VHTT.

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô
Chuyên gia góp ý về công tác giải phóng mặt bằng và chuyển dịch đất đai
Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa (BID)
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới

Về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58 và các Hội nghị liên quan, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí về kết quả nổi bật của hội nghị và đóng góp của Việt Nam.
HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND Thành phố Hà Nội bầu bổ sung Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Đảng bộ Bộ Ngoại giao có quyết tâm cao, khát vọng lớn và đổi mới mạnh mẽ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã chính thức khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Bí thư Thành ủy Hà Nội: phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Sáng 15/7, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đã đề ra.
Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội: thảo luận công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội: thảo luận công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII

Sáng 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 23 xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động