Thứ năm 23/01/2025 13:56

Hà Nội: 188 triệu khách đi xe buýt trong 5 tháng đầu năm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong 5 tháng đầu năm, 154 tuyến buýt của TP đã phục vụ khoảng 188 triệu lượt hành khách, đạt 92,2% so với kế hoạch và tăng 92,2% so với cùng kỳ 2022.
Hành khách đi xe buýt của Hà Nội đang tăng trở lại
Hành khách đi xe buýt của Hà Nội đang tăng trở lại.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, mạng lưới buýt của TP Hà Nội hiện có 154 tuyến, trong đó có 132 tuyến buýt trợ giá, 8 tuyến buýt không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City Tour. Xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%).

Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2022 tăng 67,7% so với năm 2021, trong đó buýt trợ giá tăng 72%. Quý I/2023, tổng sản lượng hành khách vận chuyển tăng 76,1% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đánh giá, sản lượng đã có dấu hiệu phục hồi song còn chậm và chưa đạt được như kỳ vọng của TP.

Theo Sở GTVT Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm, 154 tuyến buýt của TP đã phục vụ khoảng 188 triệu lượt hành khách, đạt 92,2% so với kế hoạch và tăng 92,2% so với cùng kỳ 2022.

Cũng trong 5 tháng qua, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách, Sở GTVT đã điều chỉnh lộ trình theo yêu cầu tổ chức giao thông chung của thành phố đối với 1 tuyến buýt (tuyến số 59); điều chỉnh hợp lý hóa lộ trình đối với 9 tuyến buýt (47A, 23, 145, 146, 74, 88, 60A, 142, 143), hợp lý hóa biểu đồ đối với 2 tuyến (159, 162).

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, TP Hà Nội luôn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng. Cơ quan quản lý Nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp song doanh nghiệp cũng phải cộng đồng lợi ích với TP và người dân. Tăng sản lượng hành khách, tăng doanh thu, giảm trợ giá từ ngân sách nhà nước phải là mục tiêu, yếu tố sống còn.

Trong năm 2023, ngành giao thông vận tải sẽ thuê tư vấn đánh giá tổng thể hiệu quả mạng lưới các tuyến; tiếp tục rà soát, điều chỉnh hợp lý hóa luồng tuyến, biểu đồ chạy xe nhằm tránh ùn tắc, giảm thời gian chuyến đi của hành khách và tăng tính kết nối giữa xe buýt với đường sắt đô thị.

Về hạ tầng sẽ nghiên cứu, tổ chức thí điểm 1 - 2 làn đường ưu tiên cho xe buýt, rà soát, đầu tư đồng bộ hệ thống nhà chờ xe buýt. Cùng với đó, xây dựng phương án vé liên thông đa phương thức cho hệ thống vận tải hành khách công cộng; cơ cấu lại giá vé xe buýt (vé lượt, vé tháng) phù hợp với cự ly đi lại của hành khách…

“Sở Giao thông vận tải đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội khẩn trương rà soát, đánh giá lại hiệu quả từng tuyến (sản lượng, doanh thu, trợ giá), tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ, có thể đánh giá chất lượng từng phương tiện, chuyến đi” - ông Nguyễn Phi Thường cho hay.

Hà Nội: Bảo đảm xăng dầu cho xe buýt hoạt động
Hà Nội: Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hạ tầng hỗ trợ xe buýt
Hà Nội: Tăng tính kết nối xe buýt với đường sắt đô thị
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động