Thứ sáu 18/04/2025 07:18

Hà Nội: Thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm tăng thời gian lưu trú của khách du lịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với 16,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2,79 triệu lượt khách quốc tế, lượng khách đến Thủ đô Hà Nội 8 tháng năm 2023 đang có mức tăng trưởng tốt, nhất là thời điểm này, bắt đầu bước vào cao điểm đón khách quốc tế.
Hà Nội: Thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm tăng thời gian lưu trú của khách du lịch
Hà Nội thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm tăng thời gian lưu trú của khách du lịch. Ảnh: Khánh Huy

Kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch

Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, 8 tháng đầu năm, ngành du lịch Hà Nội đón 16,9 triệu lượt khách du lịch, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 2,79 triệu lượt khách, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 14,1 triệu lượt khách, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 61,6 nghìn tỷ đồng, tăng 63,1% với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1 - 5 sao ước đạt khoảng 41,2%, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2021. 8 tháng đầu năm 2023, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 61,4%, tăng 28,5% so với cùng kỳ. Như vậy, việc lưu trú của khách đã từng bước tăng lên do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, lượng khách đến và lưu trú tại Hà Nội đã tăng trưởng.

Mặc dù vậy, TP Hà Nội vẫn đang thúc đẩy nhiều giải pháp thu hút khách đến Hà Nội, tăng thời gian lưu trú của khách. Trong đó, ngành Du lịch tập trung phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng cao như: du lịch golf, du lịch sông Hồng, du lịch đêm, du lịch ẩm thực, du lịch mùa Thu...

Ông Nguyễn Mạnh Thản - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho biết, hiện tại đang là thời điểm thuận lợi đón khách quốc tế vào Việt Nam nên ngành Du lịch Hà Nội cần tập trung xây dựng những sản phẩm đặc sắc, tổ chức những sự kiện mới cùng với đó là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nguồn thu từ việc đón khách quốc tế cao hơn nhiều so với thị trường nội địa, do vậy, cần tập trung vào việc thu hút nguồn khách này.

Cùng với đó, các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch cũng mong muốn TP tập trung vào công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm du lịch để thu hút khách đến với Thủ đô. Bởi thực tế, công tác quảng bá điểm đến tại các thị trường quốc tế của Hà Nội chưa được đầu tư nhiều, thông tin về thị trường hoặc về các chương trình du lịch đến doanh nghiệp chưa kịp thời.

Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn công tác phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý du lịch cũng như doanh nghiệp lữ hành, để doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch đón khách.

Tăng khả năng mua sắm của du khách

Mua sắm hàng hóa tại các điểm đến là nhu cầu của hầu hết khách du lịch. Có thể là những sản vật địa phương, đồ lưu niệm, thời trang, hóa mỹ phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác. Vì thế, loại hình du lịch mua sắm ra đời, thu hút rất nhiều khách quan tâm.

Nhiều nước trong khu vực đã tổ chức rất tốt loại hình du lịch này như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc... Khả năng kích thích mua sắm hàng hóa của du khách đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của địa phương hay của quốc gia.

Học tập kinh nghiệm từ các nước trên, những năm gần đây, Hà Nội cũng rất chú trọng tới việc kích thích khả năng chi tiêu cho khách. Các quận, huyện, thị xã cũng như các doanh nghiệp du lịch, thương mại quan tâm đến việc tổ chức hệ thống các dịch vụ phục vụ khách, kinh doanh sản phẩm hàng hóa dành cho khách. Tuy nhiên, khả năng tổ chức, kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún.

Tính đến thời điểm này, Sở Du lịch đã công nhận các cơ sở đăng ký đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho 29 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 51 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 9 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch bước đầu đã thu hút, phục vụ đông lượng du khách và người dân đến tham quan, mua sắm.

Riêng đối với các mặt hàng nông sản của Hà Nội, Thành phố đã công nhận hơn 2.000 sản phẩm OCOP, chiếm khoảng 22% của cả nước. Đây là nguồn hàng phục vụ khách du lịch rất tiềm năng, song, thời gian qua, các địa phương chưa thúc đẩy tiêu thụ qua kênh du lịch được nhiều. Thành phố cũng chưa có một điểm tập trung bán hàng OCOP chất lượng nên các doanh nghiệp chưa thể đưa khách đến mua sắm các mặt hàng này.

Hiện, Thành phố đã quy hoạch khu Outlet trên tuyến đường ra sân bay Nội Bài, thuộc khu vực huyện Sóc Sơn và tại đây có thể tập hợp các sản phẩm OCOP chất lượng tốt để phục vụ khách du lịch…

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, thời gian này, Hà Nội tập trung triển khai các nhiệm vụ để tranh thủ được những chính sách mới của Chính phủ nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế. Trong đó, Thành phố sẽ cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường nội địa, khai thác hiệu quả thị trường khách quốc tế đến Hà Nội.

"Hà Nội cũng tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, như: Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú du lịch và dịch vụ liên quan phục vụ khách du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực..." - bà Đặng Hương Giang cho hay.

Thời gian qua, Hà Nội luôn tiên phong nỗ lực tăng doanh thu ngành du lịch bằng việc tổ chức hoạt động kinh tế du lịch đêm. Cụ thể, Hà Nội đã tổ chức các không gian đi bộ, chợ đêm vào các tối cuối tuần; cho phép một số quán bar, nhà hàng trong khu phố cổ mở cửa đến 2 giờ sáng... Một số doanh nghiệp còn kết hợp với điểm đến tổ chức một số tour du lịch đêm tại di tích Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn học Hà Nội...
Nhiều hoạt động xúc tiến, thu hút khách du lịch đến Hà Nội
Hà Nội đón khoảng 2,18 triệu lượt khách du lịch trong tháng 8
Hà Nội đón khoảng 640 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động