Thứ sáu 24/01/2025 00:20
Hòa giải thành tại cơ sở

Không chỉ nằm ở kiến thức pháp luật sâu sắc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiến hành hòa giải ở cơ sở nhằm hàn gắn, khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, không để bức xúc trong cộng đồng dân cư trở thành nguy cơ vi phạm pháp luật. Do đó, kỹ năng “dân vận khéo” luôn rất cần thiết để hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao, cũng là "bí quyết" thực hiện thành công nhiệm vụ của nhiều hòa giải viên.

Tấm lòng của hòa giải viên là yếu tố đặc biệt quan trọng

Để hòa giải thành, không chỉ có hiểu biết pháp luật và chuyên môn sâu, điều quan trọng là mỗi hòa giải viên cần có tấm lòng nhân ái và thiện tâm – tấm lòng của các hòa giải viên là yếu tố đặc biệt quan trọng, tất cả các vụ án hòa giải thành đều có phương pháp dân vận khéo ở trong đó. Đó là phương pháp vận động, chạm đến trái tim, làm thức tỉnh lòng cao thượng, vị tha, chia sẻ, cảm thông của các bên tranh chấp, từ đó có được sự thành công.

Cả nước có hàng nhiều tổ chức hòa giải được thành lập ở thôn, tổ dân phố với hàng trăm nghìn nghìn hòa giải viên, số lượng được củng cố, kiện toàn, chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ được nâng cao đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải cở sở. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước đã tiến hành hòa giải trên 140 nghìn vụ việc và hòa giải thành trên 120 nghìn vụ việc. Công tác hòa giải qua 6 năm triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở đã đi vào nề nếp, hiệu quả, khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội.

Một tiểu phẩm hòa giải mâu thuẫn của các hòa giải viên
Một tiểu phẩm hòa giải mâu thuẫn của các hòa giải viên

Thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã kịp thời được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cộng đồng dân cư. Quá trình hòa giải là quá trình tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật; nêu cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần tự nguyện, ý thức chấp hành pháp luật; gắn với lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; tạo sự đồng thuận, tích cực hòa giải để tìm được tiếng nói chung, giải tỏa được vướng mắc, mâu thuẫn. Quá trình đó cũng là quá trình phối hợp nhịp nhàng giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngành Tư pháp, Tòa án nhân dân, các cơ quan, tổ chức với chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cơ sở, cùng với việc quan tâm xây dựng, động viên đội ngũ hòa giải viên có uy tín, kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt tình tham gia công tác hòa giải có hiệu quả.

Tiếp tục nâng cao sự phát huy vai trò

Để nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở, Ban Dân vận TW chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Ủy ban MTTQVN các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tư pháp cùng cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở; đồng thời đề nghị TANDTC phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 62/CTPH-TANDTC-BTP ngày 08/4/2019 của TANDTC và Bộ Tư pháp về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2019-2023…

Phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt, người tiêu biểu, có uy tín ở cộng đồng, nắm chắc luật pháp, trong phân công phải rõ vai, đúng người, đúng việc; trong hòa giải phải kiên trì, nắm được tâm tư, nguyện vọng, vận dụng vào từng trường hợp cụ thể; chủ động nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tiếp tục quan tâm, đảm bảo kinh phí, điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động của Tổ hòa giải và hòa giải viên.Mở rộng các hoạt động tự quản, thực hiện hương ước, quy ước tại cộng đồng. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Chủ động nắm bắt tình hình nhân dân, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, không để xảy ra điểm nóng, khiếu nại, tố cáo kéo dài…

Cần dung hòa được lợi ích giữa cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và xã hội, đảm bảo sự lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhất là ở cơ sở, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành Tư pháp và MTTQ Việt Nam các cấp trong việc triển khai thực hiện hoạt động hòa giải nói chung, hòa giải ở cơ sở nói riêng.

Để nâng cao chất lượng của công tác hòa giải ở cơ sở, nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức thực hiện của chính quyền, phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc triển khai thực hiện; ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; Kịp thời bổ sung, kiện toàn hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn những người tâm huyết, trách nhiệm, có ý thức xây dựng cộng đồng, có uy tín, kinh nghiệm trong cuộc sống và kiến thức pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; Thực hiện tốt các giải pháp phát huy các hòa giải viên đã được bầu, công nhận…
Anh Hùng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động