Thứ năm 24/07/2025 05:33
Chế tài xử lý môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề:

Không siết lại sẽ bất công với những môi giới BĐS đã chuẩn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 29/8, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khóa XV đã xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi). Tại nội dung này, ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc quản lý đối tượng môi giới BĐS được nhiều người quan tâm và tán đồng.
: Cần có chế tài xử lý môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề Ảnh: PK
Cần có chế tài xử lý môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề. Ảnh: PK

Môi giới BĐS không chứng chỉ hành nghề

Theo đó, góp ý dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) đề nghị bổ sung hành vi bị nghiêm cấm là thao túng, làm nhiễu loạn thị trường BĐS và quy định rõ dấu hiệu của việc thao túng, làm nhiễu loạn thị trường BĐS. Về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, cá nhân hành nghề môi giới BĐS phải đáp ứng các điều kiện: Có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS; phải hành nghề trong một sàn giao dịch BĐS hoặc tổ chức môi giới. Để cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tốt các đối tượng này, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chế tài xử lý cá nhân hoạt động môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và không làm việc trong một tổ chức sàn kinh doanh BĐS.

Về trách nhiệm của chính quyền và chủ đầu tư, đại biểu đề nghị rà soát quy định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm của chính quyền và chủ đầu tư trong việc đảm bảo minh bạch thông tin để khách hàng chủ động, an toàn trong việc tìm, mua BĐS.

Không siết lại sẽ bất công

Tuy nhiên bấy lâu nay, gần như việc này bỏ ngỏ. Thực tế, bất cứ người nào từ những công viên chức Nhà nước đến những bà nội trợ, bán nước, xe ôm… đều có thể trở thành… môi giới BĐS.

Thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) hiện cả nước có 300.000 môi giới BĐS, nhưng chỉ có khoảng 30 – 40.000 môi giới đã trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản. Như vậy, số lượng môi giới BĐS chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có đến hàng trăm, hai trăm nghìn người. Điều đáng nói, các môi giới “tay ngang” gia nhập thị trường BĐS, thậm chí tham gia đầu tư để thổi giá đất, lừa đảo khách hàng.

Về câu chuyện này, theo anh Phan Khánh, môi giới BĐS của Cty CP tập đoàn F cho rằng, việc cần có chế tài xử lý các môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề, không làm việc tại một tổ chức kinh doanh BĐS nào (môi giới BĐS tự do) là việc hết sức cần thiết.

Anh Khánh cho biết, để thực hiện đúng quy định của pháp luật về nghề môi giới BĐS anh đã đi học lớp đào tạo để có chứng chỉ hành nghề: “Chương trình học để thi chứng chỉ này gồm có hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến BĐS như Luật Nhà ở, Đất đai, Xây dựng, Kinh doanh BĐS, Thương mại và Bộ Luật Dân sự. Bên cạnh đó còn có nội dung tổng quan về dịch vụ môi giới BĐS, đạo đức, các quy định về chống rửa tiền, các thủ tục trong quá trình giao dịch BĐS, cách soạn thảo hợp đồng, kỹ năng môi giới (thẩm định giá, bán hành: quảng cáo, giới thiệu, khuyến mãi, hậu mãi) các yếu tố tác động đến BĐS…”.

Mặc dù theo anh, một số quy định cụ thể về quy tắc ứng xử, đạo đức hành nghề của nghề môi giới cũng như mối quan hệ giữa người môi giới với các chủ thể khác còn mù mờ… nhưng các kiến thức mà môi giới BĐS phải học thực sự cần thiết.

Nếu không siết lại và có cách quản lý tốt các đối tượng này sẽ rất bất công cho những người môi giới BĐS đã chuẩn theo quy định. “Việc để những người môi giới BĐS tự do hoạt động sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Bởi không ràng buộc cũng như chịu trách nhiệm nên các môi giới này tự do đẩy giá nhà/đất lên hay xuống. Hoặc nhiều môi giới BĐS tự do sẽ có chiêu “gửi giá” với chủ nhà/đất. Số tiền “gửi” này có khi lên đến hàng trăm triệu” – anh Khánh cho biết. Các môi giới BĐS tự do thường sử dụng như đưa ra thông tin không rõ ràng, mập mờ nhằm thuyết phục khách hàng thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng “chim mồi” để dụ dỗ khách hàng xuống tiền… “Rõ ràng, bởi không bị ràng buộc về mặt pháp lý với cả người mua lẫn người bán, môi giới BĐS tự do chỉ chờ nhận được phí môi giới là phủi tay nên hầu như rủi ro sẽ thuộc về khách hàng” – anh nói.

Về quy định xử phạt với môi giới BĐS theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP, anh Khánh nói: “Nói là xử phạt từ 40 – 60 triệu, tuy nhiên ngoài 1 hay 2 trường hợp tôi biết ở Bắc Ninh thì chưa thấy Hà Nội xử phạt một trường hợp nào”. Tuy nhiên, muốn thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, và người dân thật sự thấy yên tâm khi lựa chọn giao dịch qua môi giới, có chế tài xử lý những cá nhân hành nghề môi giới BĐS không có chứng chỉ, không thuộc một sàn giao dịch nào là chưa đủ.

Theo đại diện VARS, cần quản lý chặt chẽ những cá nhân hành nghề môi giới BĐS chính thức tại sàn giao dịch BĐS. Hoạt động của sàn giao dịch BĐS và môi giới BĐS cùng phải đảm bảo chuyên nghiệp, kỹ năng hành nghề cao, năng lực hỗ trợ công việc đạt chuẩn, văn hóa đạo đức thành nguyên tắc không thể vi phạm... Muốn vậy, phải luật hóa với những quy định ràng buộc chặt chẽ hơn, mạnh hơn về hoạt động của sàn giao dịch và môi giới BĐS. Đặc biệt là quy định về vai trò, trách nhiệm của sàn giao dịch trong cung cấp thông tin, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, hoặc người mua nhà khi tham gia giao dịch…

Tại Điều 62 Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập DN và phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS được cấp cho cá nhân khi cá nhân có đủ các điều kiện như cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự; cá nhân có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên; cá nhân đã qua sát hạch về kiến thức môi giới BĐS, quy định tại Điều 68 Luật Kinh Doanh BĐS. Đồng thời, tại a, khoản 1, Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định.
Xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ hành vi thao túng, để lành mạnh hóa thị trường bất động sản
Vì sao nhiều nhà đầu tư bất động sản chọn đấu giá để bán hàng?
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm là cơ bản tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, pháp luật trong năm 2025, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, đưa thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái, điểm sáng đổi mới của Thủ đô

Phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái, điểm sáng đổi mới của Thủ đô

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
Ngoại giao kinh tế là đòn bẩy chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025

Ngoại giao kinh tế là đòn bẩy chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025

Ngày 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động