Thứ sáu 24/01/2025 01:55

Lạm phát ở khu vực Eurozone lên mức cao kỷ lục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tình hình lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục gia tăng và lên mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro ra đời.
Lạm phát ở khu vực Eurozone lên mức cao kỷ lục
Eurozone đang phải đối mặt với một loạt các "bài toán" hóc búa.

Theo đó, ngày 19/10 (giờ địa phương), số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố cho thấy lạm phát tại Eurozone trong tháng 9/2022 đã tăng lên mức 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và cao hơn mức 9,1% ghi nhận trong tháng trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát trong tháng 9 ở mức kỷ lục là do giá năng lượng tăng mạnh, lên tới 40,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, giá thực phẩm chưa chế biến cũng tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá hàng hoá công nghiệp không sử dụng năng lượng, như các dịch vụ, cũng tăng mạnh hơn.

Ngoài trừ giá của các mặt hàng đặc biệt dễ biến động như năng lượng và thực phẩm thì lạm phát cơ bản đã tăng từ 4,3% lên 4,8%.

Ba quốc gia thuộc khu vực Baltic tiếp tục có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong Eurozone với hơn 20%, trong đó Estonia có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở mức 24,1%. Theo tiêu chuẩn châu Âu, tỷ lệ lạm phát ở Đức tăng lên 10,9% trong khi Pháp có tỷ lệ lạm phát thấp nhất khu vực, với 6,2%.

Trước tình hình lạm phát liên tục tăng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bắt đầu phải tăng lãi suất sau thời gian đắn đo. Lần gần nhất vào tháng 9/2022, ECB đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm lên 1,25%, lần tăng lãi suất lớn nhất kể từ khi đồng euro ra đời. Trong cuộc họp sắp tới nhiều khả năng ECB sẽ tiếp tục phải xem xét về một đợt tăng lãi suất mạnh tiếp theo.

Ở một diễn biến khác, trong một nỗ lực mới nhất nhằm đối phó với việc giá năng lượng leo thang và suy giảm nguồn cung, Ủy ban châu Âu (EC) công bố gói giải pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Cụ thể, châu Âu đề xuất lập một mức "giá dao động tối đa" như một giá chuẩn. Về ngắn hạn, châu Âu sẽ lập cơ chế điều chỉnh giá để đặt ra mức giá giới hạn được điều chỉnh hằng ngày nhằm ngăn giá khí đốt tăng quá cao. Trong khi đó, khu vực sẽ xây dựng một mức giá chuẩn cho giao dịch khí đốt của khu vực.

Ngoài ra, EC cũng đề xuất các nước mua khí đốt chung để có được mức giá tốt từ nhà cung cấp, không bao gồm Nga. Các quốc gia sẽ cùng mua 15% khối lượng cần thiết để đạt được mục tiêu của EU là nâng dự trữ khí đốt lên 90% vào ngày 1/11/2023. Các quốc gia sẽ chịu trách nhiệm tập hợp các công ty trong nước tham gia vào kế hoạch này.

Kế hoạch này cũng sẽ dành gần 40 tỉ euro từ quỹ ngân sách EU chưa sử dụng để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp dễ bị tổn thương do giá năng lượng cao.

Nhóm G20 cần làm “đầu tàu” phục hồi kinh tế toàn cầu Nhóm G20 cần làm “đầu tàu” phục hồi kinh tế toàn cầu
Nga thực hiện thiết quân luật tại 4 vùng lãnh thổ mới Nga thực hiện thiết quân luật tại 4 vùng lãnh thổ mới
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động