Thứ sáu 24/01/2025 03:41

Lớp học vẽ miễn phí ở làng họa sĩ Cổ Đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Làng Cổ Đô thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) là quê hương của nhiều họa sĩ Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam với hoạt động mỹ thuật sôi nổi, Cổ Đô được mọi người yêu mến gọi là “Làng họa sĩ”, được Sở Du lịch Hà Nội gắn biển “Điểm đến của du lịch”

Cổ Đô còn được biết đến vì đã nhiều năm nay các họa sĩ của làng đã mở lớp học vẽ miễn phí dành cho các em nhỏ nơi đây. Mang lại cho các em thiếu nhi một sân chơi lành mạnh, bổ ích trong và khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật trong thế hệ trẻ.

Họa sỹ Hoàng Tuấn Việt cho biết, những lớp học vẽ miễn phí không chỉ là sân chơi mà còn là tiền đề để Cổ Đô dần trở thành một làng nghề. Ảnh: Thương Nguyễn
Họa sỹ Hoàng Tuấn Việt cho biết, những lớp học vẽ miễn phí không chỉ là sân chơi mà còn là tiền đề để Cổ Đô dần trở thành một làng nghề. Ảnh: Thương Nguyễn

Theo họa sĩ Hoàng Tuấn Việt - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô, ở Cổ Đô, từ người già đến em bé ai cũng biết đến câu chuyện về người tiên phong đem hội họa về làng là họa sĩ Sỹ Tốt - ông đã từng đạt Giải thưởng Nhà nước, tác giả của những tác phẩm: Ơ Bố; Tiếng đàn bầu, Lúa non buổi sớm, Em nào cũng được đi học… Khi ông đi bộ đội về đã được cử đi học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và được chính danh họa Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, trở về quê, ông đã mở các lớp dạy vẽ cho người dân trong làng, từ đó phong trào yêu mỹ thuật của làng ngày càng được nhân rộng hơn.

Cổ Đô được gọi là “làng họa sĩ" bởi làng hiện có hơn 30 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đều là những họa sĩ chuyên nghiệp, đã trải qua trường lớp. Còn những họa sĩ không chuyên - những người nông dân yêu thích mỹ thuật và cầm cọ vẽ tranh thì đông đảo hơn nhiều. Chính vì thế, ở làng còn có Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô, hai bảo tàng hội họa là Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô chính thức hoạt động chuyên nghiệp từ năm 2016 và Bảo tàng Sỹ Tốt, gia đình đặt tại nhà riêng cố họa sĩ. Ngoài ra, còn có hàng chục phòng tranh cá nhân của các họa sĩ “nông dân”, chủ yếu tự trưng bày tác phẩm của mình.

Các tác phẩm mà họa sĩ Cổ Đô sáng tác chủ yếu theo trường phái hiện thực với những chất liệu sơn mài, sơn dầu, màu nước, miêu tả những hình ảnh rất đỗi thân quen như cảnh làng quê, con trâu, cây rơm, góc vườn... nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, các họa sĩ của làng cũng đã cập nhật, sáng tạo đa dạng các chủ đều, màu sắc trong sáng tác đề phù hợp với tính đương đại.

Không chỉ là địa điểm sinh hoạt cho những người yêu thích hội họa, làng Cổ Đô còn là nơi ươm mầm tài năng cho các thế hệ họa sĩ nhí của làng. Vào đầu những năm 1990, những lớp học vẽ từ thiện được mở ra ngay tại nhà của các họa sĩ trong làng, từ chiếc bút lông, hộp màu, bảng vẽ... thậm chí cả những bữa ăn cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tất cả đều được miễn phí.

Từ đó đến nay, với mong muốn kế thừa và phát huy truyền thống hội họa của làng, Câu lạc bộ Mỹ thuật Cổ Đô đã liên tục duy trì mở lớp dạy học vẽ miễn phí cho các cháu học sinh có năng khiếu, yêu thích hội họa trong và ngoài địa phương, mỗi khóa trên 50 cháu.

Hiện nay, lớp học vẽ của làng ngày càng phát triển, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của làng mà nhiều em nhỏ đến từ các huyện, thị, địa phương bạn như Thị xã Sơn Tây, Hà Đông, Quốc Oai, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên... cũng quan tâm và đến tham gia. Qua các khóa học, đến nay đã có hơn 350 em thiếu nhi được tham gia lớp học vẽ, trong đó có nhiều cháu thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách và trẻ tàn tật.

Tại các buổi của khóa học, các họa sĩ của làng Cổ Đô đã hướng dẫn cho các em cảm nhận về màu sắc, cách phối màu, sử dụng kỹ thuật đường nét, các chất liệu dùng vẽ tranh. Nhiều chủ đề chính như ước mơ của em, tĩnh vật màu, vẽ theo nhạc, chân dung, phong cảnh, môi trường, chủ đề gia đình, phong cảnh quê hương, lao động, lễ hội, văn hóa, thể thao… được các em thích thú thể hiện trên giá vẽ.

Ngoài thời gian học tập ở lớp, các họa sĩ còn tổ chức cho các em học sinh tham quan thực tế để vẽ tranh phong cảnh. Những bức tranh về làng quê mùa gặt, bãi nổi sông Hồng, làng chài Cổ Đô... qua những nét vẽ mộc mạc của các em thật giản dị, gần gũi. Từ các buổi vẽ tranh dã ngoại đã giúp các em học sinh nơi đây thêm hiểu biết, yêu mến quê hương - nơi các em được sinh ra và lớn lên.

Những thế hệ họa sĩ của Cổ Đô vẫn kể với nhau câu chuyện, sau khi họa sĩ Sỹ Tốt mở lớp học vẽ năm 1976, phong trào mỹ thuật trong làng phát triển nhanh và mạnh, nhiều lứa họa sĩ may mắn học hỏi được rất nhiều từ họa sĩ Sỹ Tốt.

Lớp này qua lớp khác, con học của bố, em học của anh… để rồi nơi đây sản sinh một thế hệ họa sĩ tiếp theo đầy tài năng như Giang Kích, Sỹ Luân, Trần Hòa, La Vuông. Không ai trong số những người vừa nêu tên không đạt những giải thưởng cao quý của Hội mỹ thuật Việt Nam. Đối với họ, có tranh treo ở các bảo tàng trong nước, thế giới là chuyện bình thường.

Công việc giảng dạy các lớp học vẽ miễn phí đều được phân công cho các họa sĩ trong làng, mỗi người phụ trách một lớp. Quá trình đào tạo cũng tuân theo trình tự nhất định, tất cả các em sau khi được học xong lớp cơ bản sẽ được chia lớp theo khả năng, trình độ, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh bản thân. Họa sĩ Hoàng Tuấn Việt cho biết thêm, những lớp học như thế này sẽ không chỉ là sân chơi dành cho những người yêu thích hội họa mà đây sẽ còn là tiền đề để Cổ Đô dần trở thành một làng nghề.

Qua lớp học vẽ, các em có năng khiếu sẽ được các thành viên câu lạc bộ phát hiện và bồi dưỡng để các em có thể phát huy hết khả năng của mình. Những bức tranh có giá trị nghệ thuật của các em được vẽ trong dịp tổ chức lớp học này sẽ được câu lạc bộ trưng bày sau mỗi khóa học. Bên cạnh đó sẽ góp phần phát triển du lịch làng họa sĩ Cổ Đô.

Cuộc đời sóng gió của Công Vinh qua tranh vẽ
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng là gương mặt mới của Táo Quân 2025. Nam diễn viên được kỳ vọng sẽ cùng các nghệ sĩ trẻ mang đến món ăn tinh thần hấp dẫn dành tặng khán giả.
Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Ở tuổi gần 80, danh ca Phương Dung xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn và khỏe mạnh đáng kinh ngạc trong minishow “Một thời để nhớ” tại Hà Nội. Trong đêm nhạc, “Nhạn trắng Gò Công” Phương Dung được gặp gỡ, hát và chia sẻ những câu chuyện đời mình với những khán giả yêu mến nữ danh ca suốt nhiều năm.
Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Tối 1/1/2025, tại lễ trao giải thưởng Ấn tượng VTV Awards 2024, cặp đôi Duy Hưng và Thanh Hương xuất sắc vượt qua các đề cử trong Top 3 giành cúp VTV Awards 2024.
Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Với sự chăm chỉ và quyết tâm trong học tập, em Lại Gia Khải, học sinh lớp 11 chuyên toán Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025.
Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Chị Ngân từng là người phụ nữ có cuộc sống giàu sang mà mọi cô gái đều ao ước. Chồng chị là Tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng, lại hết mực yêu chiều vợ con. Lần sinh thứ 3, sức khỏe của chị Ngân không được tốt.
Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Ứng dụng Nature Voice AI “trò chuyện” với cây cối được phát triển bởi 5 sinh viên đang học năm thứ ba của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Rộn ràng đón Xuân

Rộn ràng đón Xuân

Trong những ngày cận Tết Nguyên đát Ất tỵ, không khí đón Xuân rộn ràng khắp mọi nơi, từ thành phố tới làng quê, đâu đâu cũng đầy ắp những sự kiện, những chương trình chào mừng Xuân mới.
Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Ngày cuối tuần, người dân và du khách cảm nhận rõ không khí ngày Tết truyền thống bởi các hoạt động tái hiện văn hóa Tết trên phố cổ Hà Nội.
Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Sáng 19/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa chủ đề “Tết Việt - Tết phố 2025” với nhiều hoạt động đa dạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động