Thứ năm 23/01/2025 09:23
Quận Long Biên, Hà Nội:

Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” hoạt động hiệu quả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Được sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và vai trò của MTTQ cùng các tổ chức CT-XH, công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn quận Long Biên ngày càng hoạt động có nền nếp, chất lượng hiệu quả, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh tranh chấp trong Nhân dân.
Quận Long Biên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cơ sở năm 2022 cho các hòa giải viên trên địa bàn
Quận Long Biên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cơ sở năm 2022 cho các hòa giải viên trên địa bàn

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng

Hiện nay, trên địa bàn quận Long Biên có 222 tổ hòa giải/222 tổ dân phố với 1.315 hòa giải viên. Những năm qua, đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn và ngày càng phát triển, mô hình “tổ hòa giải 5 tốt” hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân trên địa bàn, tích cực đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, tỷ lệ hòa giải trung bình hàng năm cao đạt 93,8%; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp Nhân dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ANCT-TTATXH, thúc đẩy phát triển KT-XH của quận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hoà giải ở cơ sở vẫn còn những khó khăn, hạn chế: Đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải còn kiêm nhiệm nhiều công việc; Kỹ năng hòa giải và kiến thức pháp luật của một số hòa giải viên tham gia tổ hòa giải vẫn còn hạn chế; Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với MTTQ, các tổ chức CT-XH có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, còn hình thức; Công tác sơ, tổng kết, biểu đương khen thưởng đối với đội ngũ hòa giải viên chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời…

Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quận, Quận ủy Long Biên vừa ban hành Thông tri về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức CT-XH trong công tác hòa giải ở cơ sở. Yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH từ quận đến cơ sở tập trung triển khai, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải.

Theo đó, tập trung sự lãnh đạo của Chi ủy chi bộ, sự phối hợp giữa tổ hòa giải với Ban công tác Mặt trận, tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đối với công tác hòa giải; Hướng dẫn hoạt động của các tổ hòa giải, làm tốt công tác nắm tình hình và dự báo các khả năng phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân. Từ đó chủ động xem xét, giải quyết kịp thời để phòng ngừa phát sinh điểm nóng, điểm phức tạp về ANTT ngay tại cơ sở.

Gắn công tác hòa giải với phương châm dân vận khéo

Ban Thường vụ Quận ủy Long Biên yêu cầu thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên, đảm bảo tổ dân phố có ít nhất 01 tổ hòa giải. Phát huy hiệu quả mô hình “tổ hòa giải 5 tốt”, gắn công tác hòa giải với phương châm dân vận khéo và các tổ chức tự quản tại cộng đồng dân cư; Nhân rộng các mô hình hòa giải phù hợp với tình hình của địa phương.

Vận động, tập hợp, khuyến khích người có uy tín, có kiến thức, am hiểu về pháp luật, xã hội, có kỹ năng hòa giải tham gia tổ hòa giải; Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở; Đưa kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác hòa giải là một trong nhưng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm ở địa phương.

HĐND quận cần thực hiện tốt công tác giám sát, hướng dẫn và phối hợp thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, TP và quận về hòa giải ở cơ sở; Phối hợp thực hiện tốt công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu cá nhân có uy tín, năng lực để bầu tham gia tổ hòa giải.

UBND quận xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nghiêm túc các nội dung. Hàng quý gửi báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy về kết quả thực hiện. Chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị thuộc UBND quận, các phường nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác hòa giải; Phát huy vai trò của lực lượng CA ở cơ sở.

Đảng ủy 14 phường xây dựng, ban hành Nghị quyết thực hiện; Tổ chức quán triệt, triển khai đến chi bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn phường. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động; Theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình, kết quả, tiến độ giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Nhân dân xảy ra trên địa bàn dân cư, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở…

Quận ủy Long Biên chỉ đạo Phòng Tư pháp tham mưu làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm đối với các tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở. UBMTTQ và các đoàn thể CT-XH quận xây dựng kế hoạch thực hiện công tác quán triệt, tuyên truyền; Tăng cường công tác giám sát và nâng cao hiệu quả công tác phản biện xã hội trong tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội: Gần 3.000 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”
Phát huy vai trò Tổ hòa giải 5 tốt
100% tổ hòa giải đạt “5 tốt"
Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho hoà giải viên để nâng cao chất lượng hoạt động
Hà Nội: Hòa giải thành công 81% vụ việc mâu thuẫn tại cơ sở
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động