Chủ nhật 02/02/2025 21:49

Mùa lễ hội với tâm thế đặc biệt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bước vào mùa lễ hội, một loạt di tích trên địa bàn Hà Nội không thể tổ chức hoặc chỉ tổ chức các nghi lễ truyền thống, hạn chế tụ tập đông người để thích ứng để an toàn trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Do hoàn cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Gò Đống Đa năm nay không được tổ chức, nhưng người dân vẫn tới bái vọng từ xa.
Do hoàn cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Gò Đống Đa năm nay không được tổ chức, nhưng người dân vẫn tới bái vọng từ xa.

Tạm dừng các hoạt động phần hội

Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước, trải dài trong năm nhưng tập trung chủ yếu vào đầu xuân năm mới. Trước khi có dịch bệnh toàn cầu, các lễ hội đầu xuân tạo nét văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương tham gia hàng năm.

Để thích ứng với tình hình mới, tại các di tích trên địa bàn Hà Nội, các nghi thức dâng hương, tế lễ, tri ân các bậc tiền nhân có công với nước được thực hiện theo quy mô nhỏ, bảo đảm thành kính, trang nghiêm và nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng. Trong khi đó, các hoạt động phần hội được tạm dừng, hạn chế tối đa tập trung đông người để tránh những nguy cơ về dịch bệnh.

Tại huyện Mỹ Đức, nơi có lễ hội chùa Hương, một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, bên cạnh việc tuyên truyền bảo đảm văn minh lễ hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông... huyện đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh thông qua các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân, sẵn sàng lực lượng giám sát công tác phòng, chống dịch. Thời điểm đầu năm mới, chùa Hương luôn tấp nập khách hành hương vãng cảnh, trong đó, riêng ngày khai hội hằng năm, di tích đón khoảng 80.000 du khách. Năm nay, thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND huyện Mỹ Đức về mở cửa tổ chức đón khách tới chùa Hương. Di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) sẽ đón khách trở lại từ ngày 16-2 sau gần 20 ngày tạm dừng khai hội để phòng dịch Covid-19. TP giao Sở Văn hóa Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Y tế hướng dẫn huyện thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định.

Lễ hội gò Đống Đa tại Hà Nội hàng năm thu hút rất đông người dân tham gia, để bày tỏ lòng biết ơn tới người anh hùng áo vải Quang Trung và ôn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trải qua thăng trầm thời gian, đi dự lễ hội gò Đống Đa đã trở thành một nhu cầu thiết yếu với người dân trong những ngày đầu xuân năm mới. Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Gò Đống Đa không được tổ chức, nhưng người dân vẫn tới bái vọng từ xa.

Lễ hội Đền Sóc hàng năm khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Lễ hội đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân dưới thời Vua Hùng Vương. Năm nay các nghi thức dâng hương, tế lễ được thực hiện từ sáng sớm, với sự tham gia của lãnh đạo và đại diện Nhân dân địa phương trong đó chỉ duy trì phần lễ tri ân các bậc tiên thánh.

Chủ động phương án quản lý

Trước bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã xem xét giảm thời gian, quy mô tổ chức lễ hội. Cụ thể, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã “kích hoạt” hệ thống kiểm tra, giám sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố với việc công bố rộng rãi đường dây nóng phản ánh thông tin liên quan đến hoạt động trên; tổ chức 3 đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra công tác phòng chống dịch trong hoạt động di tích và lễ hội từ ngày 5-2. Cùng với đó, các địa phương có lễ hội, nhất là các lễ hội lớn, thời gian kéo dài, thu hút đông người…, cũng đồng loạt xây dựng kế hoạch siết chặt phòng dịch mùa lễ hội, phân công cụ thể các đơn vị triển khai nhiệm vụ ngăn chặn từ xa việc tập trung đông người vào các ngày chính hội, đúng với chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và TP.

Nếu công tác phòng, chống dịch không đảm bảo, trường hợp nếu có bất trắc xảy ra thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Giảm quy mô, dừng tổ chức, xây dựng kịch bản ứng phó cũng là cách tốt nhất để hạn chế quá đông người tham gia và chủ động trong công tác tổ chức lễ hội.

Sự chủ động trong việc xây dựng các phương án quản lý, giám sát hoạt động lễ hội sẽ hướng tới mục tiêu làm sao vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, vừa bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

Quân Đào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
"Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành đạt kỷ lục doanh thu nhưng bị chê thụt lùi

"Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành đạt kỷ lục doanh thu nhưng bị chê thụt lùi

"Bộ tứ báo thủ" - phim điện ảnh mới nhất của Trấn Thành đạt doanh thu kỷ lục sau 2 ngày khởi chiếu.
Anh em Sơn Tùng, MONO gây sốt

Anh em Sơn Tùng, MONO gây sốt

Những ngày qua, hình ảnh Sơn Tùng M-TP và MONO du xuân cùng bố mẹ tại quê nhà Thái Bình nhân dịp Tết Ất Tỵ gây sốt mạng xã hội.
Kaity Nguyễn “song kiếm hợp bích” trong phim “Yêu nhầm bạn thân”

Kaity Nguyễn “song kiếm hợp bích” trong phim “Yêu nhầm bạn thân”

Ngày 29/1 (mồng 1 Tết Ất Tỵ), phim điện ảnh “Yêu nhầm bạn thân” bản Việt chính thức khởi chiếu. Đây là bộ phim đầu tiên do Kaity Nguyễn làm giám đốc sáng tạo bên cạnh làm diễn viên chính.
Nhóm sinh viên Bách khoa Hà Nội giành giải nhất “Sáng tạo trẻ”

Nhóm sinh viên Bách khoa Hà Nội giành giải nhất “Sáng tạo trẻ”

Mới đây, 3 sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo trẻ” với sản phẩm “Cánh tay phản hồi xúc giác trong không gian ảo”.
Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Với sự chăm chỉ và quyết tâm trong học tập, em Lại Gia Khải, học sinh lớp 11 chuyên toán Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025.
Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Chị Ngân từng là người phụ nữ có cuộc sống giàu sang mà mọi cô gái đều ao ước. Chồng chị là Tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng, lại hết mực yêu chiều vợ con. Lần sinh thứ 3, sức khỏe của chị Ngân không được tốt.
Hàng ngàn người dân và du khách tham dự Lễ hội Gò Đống Đa 2025

Hàng ngàn người dân và du khách tham dự Lễ hội Gò Đống Đa 2025

Sáng 2/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), tại Gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa) hàng ngàn người dân đã tụ hội về đây cùng dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025).
Gần 7 vạn lượt khách tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám tham quan, xin chữ trong 3 ngày Tết

Gần 7 vạn lượt khách tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám tham quan, xin chữ trong 3 ngày Tết

Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón khoảng 65.000 lượt khách trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Góc Tết Hà Nội xưa cực đẹp những ngày đầu năm

Góc Tết Hà Nội xưa cực đẹp những ngày đầu năm

Những ngày Tết đầu năm, Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Hà Nội) khoác lên mình tấm áo mới đậm chất Tết xưa khiến ai bước vào cũng phải bồi hồi.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động