Thứ năm 23/01/2025 06:19

Ngoại thành Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với lợi thế là Thủ đô “ngàn năm văn hiến”, cảnh quan tự nhiên và vị trí địa lý chiến lược cũng như hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất hiện đại. Thủ đô Hà Nội đã ngày càng khẳng định rõ vị thế quan trọng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
Cổng Đoan Môn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Khánh Huy
Cổng Đoan Môn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Khánh Huy

Hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, TS. Nguyễn Anh Tuấn, hiện nay Hà Nội có nhiều cơ hội trong phát triển du lịch. Trong đó, với gần 6.000 di tích, trong đó có di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và nhiều di tích cấp Quốc gia như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột và các khu phố cổ; kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử lâu dài, gắn với cuộc sống sinh hoạt người dân, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và hơn 1.350 làng nghề, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề.

Cùng với đó, vùng ngoại thành Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng và phong phú với hệ thống sông, hồ, đồi núi, các khu sinh thái, vườn Quốc gia Ba Vì, khu du lịch Hương Sơn, hồ Quan Sơn – hồ Tuy Lai,... Các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật trên là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao… Các giá trị văn hóa phi vật thể, lễ hội, ẩm thực đa dạng và đặc sắc cũng là những giá trị tài nguyên du lịch quý giá để khai thác các loại hình du lịch văn hóa.

Hơn nữa, các điều kiện về vị trí địa lý là lợi thế để Hà Nội phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, đóng vai trò đầu mối, trung tâm du lịch kết nối cả nước và với khu vực, quốc tế. Nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu. Ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm.

Đặc biệt, thời gian qua Hà Nội đã nhận được rất nhiều giải thưởng vinh danh của các tổ chức du lịch uy tín trên thế giới cũng như được truyền thông quốc tế đánh giá cao. Đơn cử như 3 năm liên tiếp, Hà Nội được vinh danh là Điểm đến du lịch tốt nhất châu Á; Điểm đến du lịch Golf tốt nhất thế giới được vinh danh năm 2023. Ngoài ra, Hà Nội cũng được vinh danh Giải thưởng du lịch tốt nhất thế giới cũng như tốt nhất châu Á dành cho kỳ nghỉ ngắn ngày… Năm 2009, Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Đây là một vinh dự đầy tự hào cho Hà Nội, qua đó góp phần quảng bá cho Hà Nội nói riêng cũng như du lịch Việt Nam nói chung, đến đông đảo du khách quốc tế cũng như du khách trong nước đến trải nghiệm.

Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu hướng dẫn du khách nước ngoài làm con giống bột.	Ảnh: Khánh Huy
Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu hướng dẫn du khách nước ngoài làm con giống bột. Ảnh: Khánh Huy

Du lịch Thủ đô phát triển theo đúng định hướng

Đánh giá về những điểm mạnh của ngành du lịch trong giai đoạn hiện tại, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, du lịch Thủ đô đã và đang phát triển theo đúng định hướng, tốc độ phát triển tương đối nhanh, thị trường khách ngày càng được mở rộng, hệ thống sản phẩm du lịch tương đối đa dạng, khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của miền Bắc và cả nước. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng, du lịch Hà Nội còn có những mặt hạn chế. Cụ thể, hệ thống tài nguyên du lịch chưa được khai thác, phát huy hiệu quả, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã được quy hoạch nhưng chưa thu hút được đầu tư để tạo thành sản phẩm du lịch.

Chất lượng sản phẩm du lịch chưa đồng đều, chưa đa dạng, thiếu tính sáng tạo, thiếu những sản phẩm du lịch cốt lõi, chủ lực mang đậm bản sắc của Hà Nội. Quy mô DN du lịch còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, phân bổ phân tán, thiếu về số lượng…Những hạn chế này làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, trong khu vực và quốc tế. Vì vậy, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, cần có những định hướng, giải pháp cụ thể trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển du lịch hiện nay để đưa du lịch Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm với tiềm năng vị thế thời gian tới.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Đặng Hương Giang, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025 đang được kỳ vọng là tiền đề cho ngành du lịch xây dựng, phát triển những tour, tuyến du lịch mang tính đặc thù, qua đó thu hút đông đảo du khách quốc tế chọn Hà Nội là điểm dừng chân trên hành trình khám phá thế giới của mình. Đặc biệt, Luật có nhiều quy định mang tính đột phá nhằm thúc đẩy du lịch, trong đó nêu rõ việc tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cho những khu vực, di tích, di sản, công trình. Bởi Hà Nội là nơi quy tụ nhiều trầm tích văn hóa, từ các di tích lịch sử đến lễ hội truyền thống.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Hà Nội, để các chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) thực sự phát huy hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các DN du lịch, góp phần giúp UBND TP đưa ra những chính sách, văn bản pháp lý đúng và trúng nhu cầu của ngành trong việc đầu tư khai thác các tour, tuyến mới.
Hơn 63.000 lượt khách tham quan Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024
Các hoạ sĩ trẻ chung tay góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động