Thứ năm 23/01/2025 20:09

Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố Hà Nội trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho TP Hà Nội thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.
Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng
Đại biểu Dương Khắc Mai đồng tình quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố Hà Nội trong quyết định một số nội dung. Ảnh: Quốc hội.

Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố Hà Nội

Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Việc phân quyền cho Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để đảm bảo sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.

Để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15, Điều 17 của luật đã thiết kế một khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thủ đô. Đại biểu cho rằng, đây là nội dung quan trọng, tạo ra cú hích trong cơ chế thu hút, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi hơn, đại biểu cho rằng cần trao quyền cho HĐND TP ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, để thu hút, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của thủ đô.

Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thông tin, Thủ đô là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa cả nước, nên việc xây dựng đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Đại biểu bày tỏ thống nhất với các nội dung như Tờ trình.

Về tổ chức chính quyền đô thị kế thừa Nghị quyết 92 nêu cụ thể rõ ràng, tuy nhiên đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị của Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh về không tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp quận đạt hiệu quả hoạt động cao.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nhất trí tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; đồng thời đề nghị cần đề xuất nêu rõ tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, cân đối giữa các ngành. Về cơ cấu cần xem xét quy định cứng trong luật về việc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố là Thường trực HĐND.

Về tăng biên chế, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần để cấp có thẩm quyền quyết định. Về nhiệm vụ quyền hạn, cần có quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch. Về mô hình Thành phố thuộc Thành phố, do hiện này Hà Nội chưa có nên đề nghị khi nào có thì TP trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thu hút nhân tài, đại biểu Phạm Văn Hòa nhất trí cao, tuy nhiên còn nội dung chung chung. Dẫn chứng như trong quy định về việc hỗ trợ đào tạo, đại biểu đề nghị quy định rõ ràng về đối tượng và việc đào tạo cần có ràng buộc trách nhiệm của đối tượng tham gia.

Đề nghị tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô và cho biết, từ thực tiễn triển khai cơ chế chính sách đặc thù tại một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng… nên việc tổ chức mô hình Thành phố trong Thành phố sẽ tạo bước đột phá cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn tới.

Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng

Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đề nghị tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Tạo đánh giá cao trong năm 2023, HĐND TP Hà Nội đã ban hành nghị quyết rất ưu việt và đột phá đó là quản lý tài sản công. Đại biểu cũng đề nghị tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên từ 25-30%; đồng thời bố trí đội ngũ lãnh đạo Hội đồng nhân dân phù hợp; đồng thời có quy định đổi mới, cải tiến phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố; Hội đồng Nhân dân quận, thị xã tiếp tục thực hiện mô hình chính quyền đô thị để tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực trên địa bàn phường không tổ chức HĐND…

Về quy định thẩm quyền của Thường trực HĐND TP Hà Nội, tại khoản 4 Điều 9 của dự thảo luật đã quy định khá cụ thể về nhiệm vụ của Thường trực HĐND TP Hà Nội, đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng quy định như dự thảo luật sẽ phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tế.

Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho rằng, về chính sách quy hoạch và quản lý đô thị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu tiếp tục bám sát các yêu cầu về quy hoạch, quản lý đô thị tại Nghị quyết số 15 của Trung ương để thể chế hóa rõ ràng, cụ thể thành các quy phạm.

Quy định tại Điều 19 còn mang tính nguyên tắc, các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển nhà ở còn quá khái quát, chưa thật đồng bộ, chưa giải quyết được vấn đề bức xúc thực tiễn đặt ra trong thời gian qua.

Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng

Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội.

Về chính sách tổ chức chính quyền thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết 15 đã phân cấp, phân quyền cho thủ đô trên một số lĩnh vực, nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Đại biểu cho rằng, việc trao những thẩm quyền vượt trội cho chính quyền thành phố là phù hợp với định hướng, chính sách của dự án luật.

Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền. Đồng thời, khi quy định thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố trong việc quyết định các mô hình cơ quan chuyên môn giúp việc, được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 9 của dự thảo luật, cần xác định phạm vi các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù, điều kiện, tiêu chí thành lập, loại hình tổ chức…

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển đô thị bền vững từ mô hình thử nghiệm “Khu thúc đẩy thương mại, văn hóa” Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển đô thị bền vững từ mô hình thử nghiệm “Khu thúc đẩy thương mại, văn hóa”

Điều 32 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu vấn đề về mô hình “Khu thúc đẩy thương mại, văn hóa”. Mô hình này ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động