Thứ hai 12/05/2025 15:02

Nuôi con người khác, có được bồi thường không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Về việc bồi thường thiệt hại vì đã nuôi con người khác, luật sư cho biết, hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình không ghi nhận cụ thể về yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử từng có trường hợp toà án chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường từ nguyên đơn dựa vào lẽ công bằng...
Nuôi con người khác, có được bồi thường không?
Giám định viên làm xét nghiệm ADN tại Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội. Ảnh NVCC

Xác định con không phải con ruột

Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, có những tình huống xảy ra khiến người trong cuộc ngậm đắng nuốt cay. Không ít người chồng, người cha khi ly hôn mới phát hiện đứa trẻ mình chăm bẵm, cùng nuôi nấng bấy lâu nay lại không phải con mình. Trong trường hợp đó, ngoài sự tổn thương về tâm lý vì bị vợ lừa dối, nhiều người còn giận dữ vì công sức bao lâu mình bỏ ra để nuôi đứa trẻ không phải con mình. Và trong trường hợp này, người chồng có quyền đòi bồi thường thiệt hại hay không?

Luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về xác định cha, mẹ cho con quy định như sau: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.

Vậy thì mọi đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đều được pháp luật công nhận là con chung của vợ chồng. Với trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà người chồng không thừa nhận con thì phải làm đơn kèm theo các chứng cứ gửi tòa án để tòa án xem xét việc từ chối nhận con là có cơ sở.

Trong thực tiễn, kết quả xét nghiệm ADN từ cơ quan có thẩm quyền là một trong những bằng chứng phổ biến để chứng minh cho yêu cầu của người cha là có căn cứ và hợp pháp. Ngoài ra, sự thừa nhận từ các bên chủ thể cũng có thể là căn cứ được toà án xem xét khi giải quyết yêu cầu của đương sự. Trên cơ sở phán quyết của toà án có hiệu lực pháp luật về việc các bên không tồn tại quan hệ cha - con, người cha sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người con.

Về việc bồi thường thiệt hại vì đã nuôi con người khác, luật sư Nguyễn Tiến Hùng cho biết, hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình không ghi nhận cụ thể về yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử từng có trường hợp toà án chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường từ nguyên đơn dựa vào lẽ công bằng căn cứ quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Áp dụng công bằng

Luật sư Nguyễn Tiến Hùng dẫn ra một vụ án có trường hợp tương tự mà toà án đã áp dụng lẽ công bằng để đòi lại quyền lợi cho nguyên đơn. Cụ thể, đó là một bản án năm 2021 của TAND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là ông Đ.H.V và bị đơn là bà N.T.T.H (vợ ông V). Ông V và bà H kết hôn năm 2009. Quá trình chung sống, họ có hai con chung, trong đó có cháu L (SN 2015). Ông V làm nghề buôn bán lâm sản và lái xe. Bà H ở nhà nuôi con. Do bà H không chung thủy nên cháu L không phải là con của ông V. Điều này ông V chỉ biết khi có kết quả giám định ADN.

Khi biết được sự thật, ông V đã đi kiện để đòi bà V chi phí nuôi dưỡng cháu L (121 triệu đồng), tiền công chăm sóc và bồi thường tổn thất tinh thần. Ông V cho rằng việc ông lấy vợ, sinh con là mục đích được hưởng lợi về tình cảm, cậy nhờ con khi tuổi già. Cháu L không cùng huyết thống với ông mà ông lại phải nuôi dưỡng…

Bà H thừa nhận cháu L là con của người khác. Tuy nhiên, sự việc này đã được ông V chấp nhận, ông cũng đồng ý nuôi con để làm phúc. Ban đầu bà không đồng ý bồi thường vì trong thời kỳ hôn nhân ông V cũng có quan hệ ngoài luồng. Sau đó, tại phiên toà, bà chấp nhận bồi thường cho ông V chi phí nuôi cháu L là 50 triệu đồng.

HĐXX TAND huyện Thanh Ba nhận định rằng hiện chưa có án lệ về vụ việc tương tự, pháp luật không quy định đầy đủ trong trường hợp này. Tuy nhiên, quá trình chung sống, bà H đã vi phạm nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dẫn đến vụ việc tòa án phải giải quyết.

Theo Hội đồng xét xử, bà H không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh rằng ông V chấp nhận nuôi con để làm phúc. Do vậy, việc ông V yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần do ông bị tổn thương về danh dự, nhân phẩm, uy tín do hành vi của bà H gây ra là có căn cứ. Thiệt hại về vật chất và tinh thần của ông V đương nhiên được mọi người trong xã hội thừa nhận, do vậy bà H phải có trách nhiệm bồi thường.

Về căn cứ bồi thường, ngoài khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự thì tòa án còn áp dụng quy định chung theo Điều 3 Bộ luật Dân sự và lẽ công bằng theo quy định của Bộ luật này. Theo HĐXX, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, mọi việc làm đều có mục đích. Ông V nuôi dưỡng, chăm sóc cháu L là để được hưởng lợi về mặt tình cảm và trông cậy lúc tuổi già, tuy nhiên mục đích ấy đã không đạt được. Vì vậy, người gây thiệt hại phải bồi thường là phù hợp với quy định chung của pháp luật và vì lẽ công bằng... Từ đó, toà sơ buộc bà H bồi thường cho ông V hơn 96 triệu đồng.

Môi giới nuôi con nuôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Môi giới nuôi con nuôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo luật sư, việc môi giới nuôi con nuôi dưới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Mua bán người”…

Con đã cho làm con nuôi có đòi lại được? Con đã cho làm con nuôi có đòi lại được?

Liên quan đến bé Nam Phong, em bé 3 tuổi gọi người cứu bạn đuối nước tại Nghệ An vừa qua, bố nuôi của em ...

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động