Thứ năm 23/01/2025 20:14

Phát hiện giun rồng và cả ổ ký sinh trùng bò dưới da sau một thời gian ăn gỏi cá

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Một trường hợp nhiễm giun rồng hiếm gặp vừa được phát hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng nguy hiểm từ thói quen ăn gỏi cá sống.
Phát hiện giun rồng và cả ổ ký sinh trùng bò dưới da sau một thời gian ăn gỏi cá
Bác sĩ kiểm tra các vết áp xe, mưng mủ do ký sinh trùng gây ra trên da bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo đó, bệnh nhân T.Đ.T, 21 tuổi, quê Yên Bái, nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn và ngứa khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mông. Bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng tê cứng, mẩn đỏ và phát ban trên da. Đáng chú ý, dưới da ở đùi, cẳng tay, bụng và lưng đều có hình ảnh giun sán, ký sinh trùng di chuyển.

Theo lời kể của bệnh nhân, trước đây, anh có ăn gỏi cá. Sau đó, anh bắt đầu cảm thấy ngứa dữ dội khắp người, dẫn đến việc gãi đến trầy xước da và gây áp xe mủ. Bệnh nhân nhận ra mình bị nhiễm giun sán khi thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân. Chỗ ngứa gây loét, khi vỡ tiết ra dịch vàng, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

BS Lê Văn Thiệu, người tiếp nhận ca bệnh, nhận định bệnh nhân có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào, đặc biệt là vùng da mặt, dưới cánh tay và đùi có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển, viêm mủ và lộ đầu giun. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã lấy được một con giun dài khoảng 30 cm từ cơ thể bệnh nhân.

Kết quả xét nghiệm sau đó xác định bệnh nhân nhiễm Dracunculus sp (giun Rồng). Ngoài ra, anh T còn dương tính với nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn và giun đũa chó mèo.

BS Lê Văn Thiệu cho biết: "Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi các tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Ở những nơi tổn thương vỡ, giun có thể sẽ chui ra thì nhân viên y tế hoặc người nhà có thể lấy dụng cụ từ từ lôi giun ra. Việc lấy giun ra có thể lấy luôn ra được hoặc có thể mất vài ngày. Tránh không làm đứt giun và không rạch dọc, rạch rộng theo chiều dài của giun để lấy giun ra".

Vũng theo BS Lê Văn Thiệu, cách điều trị duy nhất là lấy giun rồng ra hoặc chờ giun tự chui ra từ những tổn thương trên da. Nếu không được xử lý, giun có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người.

Hiện chưa có vaccine hay thuốc đặc trị cho bệnh giun rồng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

Cứu sống bệnh nhân mắc uốn ván nặng, nguy cơ tử vong tới 90%
Cứu sống nam bệnh nhân bị nhiều vết đâm nghiêm trọng thấu vùng ngực bụng
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động