Thứ sáu 24/01/2025 01:23

Phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học có thể sẽ lên tới tổ hợp 5-6 môn?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại cuộc gặp gỡ với các giáo viên, cán bộ quản lý diễn ra vào giữa tháng 8/2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố vào quý IV năm nay.
Phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học có thể sẽ lên tới tổ hợp 5-6 môn?
Năm 2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 kết thúc ba năm THPT. Tuy nhiên, đến nay, cả giáo viên và học sinh đều chưa rõ phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sẽ như thế nào. Ảnh: Ngọc Tú

Năm 2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 kết thúc ba năm THPT. Tuy nhiên, đến nay, cả giáo viên và học sinh đều chưa rõ phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học sẽ như thế nào.

Vì thế, rất nhiều giáo viên mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ sớm có văn bản hướng dẫn, định hướng về kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và tuyển sinh đại học để giáo viên, học sinh và phụ huynh được biết.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, về cơ bản, phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có một số điều chỉnh về nội dung câu hỏi, nội dung thi, bước đầu phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc điều chỉnh phương án thi không gây thay đổi bất ngờ, gây sốc cho phụ huynh, học sinh.

Vào tháng 3/2023, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhằm lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. Trong đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn gồm: 4 môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn.

Về môn thi, hình thức thi, Bộ GD&ĐT tổ chức thi theo môn, trong đó, các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử đối với giáo dục phổ thông; Ngữ văn, Toán, Lịch sử đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Về nội dung thi, dự thảo của Bộ GD&ĐT quy định, các câu hỏi sẽ vẫn nằm trong chương trình GDPT 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.

Tính đến nay, Trường ĐH Nha Trang là đơn vị đầu tiên đưa ra phương án tuyển sinh cho năm 2025. TS Tô Văn Phương - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay, nhà trường công bố sớm phương án tuyển sinh từ đó, giúp người học có định hướng nghề nghiệp phù hợp hơn trong quá trình lựa chọn môn học.

Theo Trường Đại học Nha Trang, mục tiêu của phương hướng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm xã hội đối với học sinh theo học chương trình mới. Vì vậy, nếu các trường không công bố sớm phương hướng tuyển sinh, đặc biệt là định hướng môn học cần phải được trang bị ở cấp THPT sẽ khó cho cả thí sinh và nhà trường khi xét tuyển đại học.

Theo đó, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Về phương thức tuyển sinh, Trường ĐH Nha Trang vẫn sẽ xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên, xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh của năm xét tuyển; xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của 2 đại học quốc gia tổ chức. Đặc biệt, trường sẽ xét tổ hợp các môn học ở cấp THPT (điểm học bạ) và điểm tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT (nếu Bộ GD&ĐT có tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện tại). Định hướng trong việc xác định tổ hợp môn xét tuyển như sau: Sử dụng tổ hợp có từ 3-5 môn xét tuyển; trong đó, các môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh là 3 môn bắt buộc phải có trong mỗi tổ hợp xét tuyển. Sử dụng thang điểm 50. Nếu sử dụng tổ hợp 3 môn (định hướng sử dụng tổ hợp gồm môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh) sẽ nhân hệ số 2 đối với môn Toán và Tiếng Anh trên cơ sở phù hợp với ngành đào tạo và đưa về thang điểm 50...

Tổ hợp 3 môn (định hướng sử dụng tổ hợp gồm môn toán, ngữ văn và tiếng Anh) sẽ nhân hệ số 2 đối với môn toán và tiếng Anh trên cơ sở phù hợp với ngành đào tạo và đưa về thang điểm 50.

Tổ hợp 4 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh và 1 môn phù hợp với ngành đào tạo, sẽ có 1 môn nhân hệ số 2.

Tổ hợp 5 môn gồm 3 môn bắt buộc và 2 môn phù hợp sẽ không nhân hệ số.

Ngoài 3 môn học bắt buộc gồm toán, ngữ văn, tiếng Anh có 1-2 môn xét tuyển phù hợp với ngành đào tạo bao gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ, Tin học.

Dự báo của một số chuyên gia nhận định, năm 2025 vẫn có nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh đầu vào hệ đại học chính quy. Do đó, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học - cao đẳng Việt Nam đề xuất, đề thi kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 cần tăng độ phân hóa hơn so với hiện nay để các trường đại học có thể dựa vào tuyển sinh. Cùng với đó, khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyển hướng sang những phương thức tuyển sinh khác, giảm dần phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có việc xét kết quả từ các kỳ thi riêng là hoàn toàn phù hợp.

Tổ chức cuộc thi Tiếng Anh Star Awards 2023 cho sinh viên trên cả nước Tổ chức cuộc thi Tiếng Anh Star Awards 2023 cho sinh viên trên cả nước
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động