Thứ năm 23/01/2025 06:11

Quả hồng ăn thế nào để tránh “rước họa vào thân’’?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quả hồng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng quả hồng. Quả hồng chống chỉ định với một số nhóm người và những lưu ý khi kết hợp hồng cùng các thực phẩm khác để khỏi “rước họa vào thân”.
Quả hồng đại kỵ với các loại hải sản nói chung như tôm và cua.
Quả hồng đại kỵ với các loại hải sản nói chung như tôm và cua.

Nhóm người không nên tiêu thụ quả hồng

Người bị tiểu đường

Quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hầu hết là monosaccarit và disaccharides đơn giản. Vì thế, ăn hồng khiến cơ thể dễ hấp thụ, dẫn tới tăng đường huyết, nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Hồng ngâm khiến đường huyết tăng lên, do đó những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại trái cây này.

Người bị viêm loét dạ dày

Ngoài ra, quả hồng cũng không nên được ăn bởi những người tiêu hóa kém, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, phụ nữ sau sinh, người bị suy nhược cơ thể và những người bị cảm lạnh.

Người bị thiếu máu

Trái hồng không phù hợp cho người bị thiếu máu thiếu sắt, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không nên ăn trái hồng khi đang uống thuốc bổ sung sắt.

Người bị huyết áp thấp, suy nhược cơ thể

Theo Đông y, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ mới sinh.

Những thực phẩm kết hợp với quả hồng là ''rước họa vào thân''

Không ăn quả hồng cùng hải sản

Quả hồng đại kỵ với các loại hải sản nói chung như tôm và cua. Những thực phẩm này không nên ăn cùng nhau. Bởi vì tôm, cua vốn là thực phẩm giàu đạm, khi kết hợp với hồng sẽ gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.

Sở dĩ có hiện tượng này là vì chất tanin cùng với một số chất khác có trong quả hồng sẽ làm cho protein trong hải sản kết tủa, lưu lại trong ruột và lâu ngày sẽ lên men, thối rữa. Nặng hơn, những chất này có thể tạo thành các viên sỏi trong dạ dày, gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày, nguy hiểm đối với tính mạng.

Không ăn quả hồng cùng trứng

Quả hồng cũng chống chỉ định khi ăn với trứng. Bởi vì sự kết hợp của 2 thực phẩm này trong ruột có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa hoặc viêm ruột cấp tính.

Nếu bạn đã lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng thì cần uống dung dịch nước muối loãng pha cùng nước sôi hoặc nước ép gừng tươi pha với nước ấm để rửa ruột. Nếu không nôn được hết chất trong ruột ra, cần uống nhiều lần những loại nước này để dễ nôn hơn. Sau đó, sử dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Súc miệng thật kỹ sau khi ăn quả hồng

Quả hồng chứa nhiều đường và pectin. Sau khi ăn, những chất này đọng lại trong kẽ răng và miệng. Mặt khác, axit tannic có nhiều trong quả hồng cũng là tác nhân gây mòn răng, dẫn tới sâu răng.

Bạn nên uống nước và vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi ăn quả hồng, đặc biệt là hồng ngâm.

Quả hồng: thức quà mùa Thu ngọt thơm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Dứa kết hợp với những thực phẩm nào là “đại kỵ’’?
Lợi ích sức khỏe của dứa: thúc đẩy phục hồi cơ bắp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông
Vân Lê
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động