Thứ năm 23/01/2025 13:59

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; mô hình hỗ trợ nạn nhân mua bán người.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ
Quang cảnh hội nghị.

Chiều 25/11, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; mô hình hỗ trợ nạn nhân mua bán người; trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình”.

Nhân rộng các mô hình tuyên truyền pháp luật hiệu quả

Tại hội nghị, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã báo cáo tóm tắt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho phụ nữ và mô hình hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Theo đó, thời gian qua, các cấp Hội tập trung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại cộng đồng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật, thông qua trang thông tin điện tử của Hội, mạng xã hội…

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ
Bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp TP Hà Nội phát biểu tham luận.

Đặc biệt, năm 2022, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố chỉ đạo triển khai điểm 2 mô hình: Câu lạc bộ “Chủ nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em” tại 5 quận, huyện và “Ban tự quản chung cư an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em” tại 3 quận; duy trì hoạt động của Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

Bên cạnh đó, các cấp Hội thành lập và duy trì 184 nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật; 74 tổ tư vấn tham gia giải quyết vụ việc liên quan phụ nữ và trẻ em; 438 tủ sách, ngăn sách, túi sách pháp luật; 1.962 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, trong đó có 24 địa chỉ mới thành lập; 15 câu lạc bộ “Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em”...; biên soạn và cung cấp 25.000 sổ tay tuyên truyền pháp luật, tờ rơi, tờ gấp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người và mô hình hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Phát biểu tại hội nghị, bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố làm rất mạnh từ việc tham mưu cho việc ban hành kế hoạch, chương trình, đề án triển khai cho đến những hoạt động thực tiễn các đồng chí đang làm là đúng với các chỉ đạo của thành phố cho việc mình bám sát chương trình của thành phố cũng như chúng ta sẽ đẩy mạnh công nghệ thông tin cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh trên phương tiện thông tin đại chúng.

“Tôi thấy rằng trong báo cáo có đến 13 mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư liên quan đến việc giáo dục pháp luật gắn với sự nhiệt tình của người công tác tại cơ sở cũng rất sáng tạo. Từ các mô hình trên, tôi mong Hội phụ nữ thành phố tiếp tục chỉ đạo để đẩy mạnh các mô hình này và rà soát lại hiệu quả của các mô hình để nhân rộng. Đặc biệt, nguồn lực chúng ta thực hiện ở đây có cả nguồn lực về xã hội hóa, nguồn lực ngân sách”, bà Tú thông tin.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh đề nghị trong năm 2023, các cấp Hội tiếp tục quan tâm, bám sát nhiệm vụ chính trị, xây dựng kế hoạch cụ thể tuyên truyền, phòng ngừa với bạo lực và xâm hại; phòng ngừa mua bán người; gắn công tác tuyên truyền với việc triển khai với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Hội…

Nhiều bài viết chất lượng về bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình

Cuộc thi do Hội LHPN Hà Nội tổ chức dưới hình thức trực tuyến trên trang Fanpage của “Hội LHPN thành phố Hà Nội”. Đối tượng dự thi là cán bộ, hội viên, phụ nữ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sỹ lực lượng vũ trang, Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Người dự thi tham gia 02 phần thi: trắc nghiệm (gồm 20 câu hỏi) và 01 câu hỏi tự luận trình bày không quá 1200 từ.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ
Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội trao giải Nhất tập thể cho Hội LHPN quận Hà Đông.

Nội dung câu hỏi xoay quanh các quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình như: Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Sau 1 tháng triển khai (từ 20/8-20/9/2022), cuộc thi đã thu hút 44.986 số lượt người dự thi. Tập thể có số lượng bài nhiều như: Hà Đông, Phú Xuyên, Hoàng Mai, Gia Lâm, Phúc Thọ, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba vì, Mỹ Đức, Hoài Đức….

Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 6 giải Nhì, 12 giải Ba, 20 giải Khuyến khích cho các tập thể và cá nhân đoạt giải. Trong đó Giải Nhất tập thể thuộc về Hội LHPN quận Hà Đông; bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Giáo viên trường tiểu học Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội giành giải Nhất cá nhân.

Nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, đội viên và thanh thiếu nhi

Nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, đội viên và thanh thiếu nhi

Thông qua nội dung lớp truyền thông các em học sinh các nhà trường đã được trang bị nhiều kiến thức pháp luật đúng đối ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động